Hiệu quả từ mô hình nuôi ốc hương thương phẩm huyện Phù Cát

Thứ ba - 27/10/2020 17:01
Là huyện đồng bằng ven biển, với 5 xã Cát Minh, Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải và Cát Tiến trải dọc theo bờ biển dài 35 km, Phù Cát có nhiều lợi thế về nuôi trồng thủy sản; trong đó, Cát Minh là xã phát triển mạnh về nuôi trồng thủy sản trong nhiều năm qua.
ốc
ốc
Mô hình nuôi ốc hương thương phẩm tuy mới phát triển trong 2 năm trở lại đây ở Cát Minh, với diện tích khoảng 5ha (6 hộ nuôi), nhưng nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi, áp dụng đúng quy trình kỹ thuật nên bà con đã thu được hiệu quả kinh tế khá cao.
Kỹ thuật nuôi ốc hương khá đơn giản, dễ quản lý, chăm sóc, giá trị sản phẩm cao và dễ tiêu thụ. Con giống được mua ở Phan Rang với giá 50 đồng/con. Hình thức nuôi chủ yếu là nuôi trong ao đất rải cát ở đáy, vùng nước nuôi phải trong sạch, không bị ảnh hưởng bởi nước ngọt. Thức ăn của ốc hương là các loại tôm, cá tươi băm nhỏ (chủ yếu là các loại cá mồi mua từ các ghe tàu với giá khoảng 15.000 – 17.000 đồng/kg). Ở đây bà con nuôi chủ yếu 1 vụ trong năm, thả con giống với mật độ khoảng 650 con/m2. Thời gian từ lúc thả nuôi đến khi thu hoạch là 5-6 tháng (từ tháng giêng đến tháng 5,6 âm lịch) tùy theo điều kiện môi trường nuôi và quá trình quản lý, chăm sóc.
Năng suất bình quân mỗi vụ đạt 2,1 tấn/ha, giá bán bình quân 170.000 đồng/kg. Sản phẩm ốc hương được thương lái ở Vạn Ninh, Khánh Hòa ra thu mua xuất khẩu qua thị trường Trung Quốc là chủ yếu. Trong năm nay, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, hầu hết sản phẩm thủy sản nuôi trồng không xuất khẩu được, sản lượng ốc hương thương phẩm cũng chỉ tiêu thụ nội địa, vì vậy mà một số ngư dân ngại không dám thả nuôi dẫn đến lượng cung giảm.
Với những thành công mang lại từ việc nuôi ốc hương thương phẩm, trong thời gian tới, bà con ở xã Cát Minh dự tính sẽ mở rộng thêm diện tích nuôi và số vụ nuôi trong năm để tăng sản lượng và thu nhập.
Hiện nay, vùng biển của huyện Phù Cát vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nên cùng với các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, cá chua … thì ốc hương là một đối tượng nuôi mới, mở ra một hướng sản xuất đầy triển vọng trong nuôi trồng thủy sản tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế địa phương nâng cao thu nhập.
Với cách nghĩ, cách làm, cùng ý chí quyết tâm, bà con xã Cát Minh đã khẳng định mô hình nuôi ốc hương thương phẩm là mô hình kinh tế hiệu quả, là hướng đi phù hợp cho những ngư dân có điều kiện tham gia sản xuất, muốn vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.
 

Tác giả bài viết: Bùi Thị Bích Y

Tổng số điểm của bài viết là: 8 trong 7 đánh giá

Xếp hạng: 1.1 - 7 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Số 757/QĐ-CTK

Quyết định ban hành lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 123 | lượt tải:39

Số 62/2024/NĐ-CP

Nghị định Số 62/2024/NĐ-CP

lượt xem: 172 | lượt tải:47

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 532 | lượt tải:110

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 529 | lượt tải:380

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 577 | lượt tải:147
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập41
  • Hôm nay3,560
  • Tháng hiện tại185,928
  • Tổng lượt truy cập50,324,248
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây