với các địa phương khác.
Xã có tổng diện tích tự nhiên 2.683,7 ha; Chia ra: Đất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản 1.562,1 ha ( Đất sản xuất nông nghiệp 868,2 ha, đất lâm nghiệp 598,3 ha, đất nuôi trồng thủy sản 95,5 ha); đất phi nông nghiệp 905,5ha và đất chưa sử dụng 216,1 ha. Là một xã bãi ngang ven biển, dân số đông, diện tích đất sản xuất nông nghiệp hạn hẹp, chủ yếu là đất sản xuất ven đầm Trà Ổ hay bị ngập úng, sản xuất 2 vụ lúa bấp bênh, còn lại là diện tích đất cát trắng bạc màu, quanh năm thiếu nước….Diện tích này chủ yếu là bỏ hoang và một số ít trồng sắn, khoai lang lấy củ, đời sống thu nhập của người dân ở nơi đây rất khó khăn.
Từ những diện tích đất cát trắng bạc màu bỏ hoang, thiếu nước quanh năm chỉ trồng 1 vụ sắn hay khoai lang kém hiệu quả, không có đường đi, không có điện, không có nước tưới. Năm 2015, một số hộ dân ở thôn 7 Bắc và thôn 7 Nam của xã đã mạnh dạn đưa cây hành vào trồng thí điểm trên một số diện tích đất cát trắng bạc màu hoang hóa này, không ngờ cây hành sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất cao, củ hành to tròn, chất lượng thơm ngon mà không địa phương nào sánh bằng. Từ kết quả đó, nhiều hộ dân ở 2 thôn này đã đầu tư mở rộng đường đi, kéo đường dây điện, khoan giếng nước, mắc nối hệ thống tưới nước phun sương để phục vụ cho tưới tiêu và mở rộng diện tích trồng hành. Hiện nay số hộ trồng hành đã tăng lên 45 hộ với diện tích trên 20 ha.
Không phụ công lao của bà con nơi đây, cây hành sinh trưởng và phát triển tốt, nhờ đầu tư thâm canh nên độ phì nhiêu của đất ngày càng được cải thiện, có đường đi thông thoáng, có điện kéo đến nơi, có giếng khoan được lắp đặt hệ thống phun sương, chủ động được nguồn nước tưới tại chỗ, nên bà con sản xuất được 3 vụ trong năm (2 vụ hành, 1 vụ lạc), đem lại thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng 1 vụ sắn trên cùng 1 đơn vị diện tích, đời sống thu nhập của bà con được nâng lên rõ rệt.
Cây hành là một loại rau và gia vị trong việc nấu ăn, được trồng phổ biến và phù hợp ở các xã có diện tích đất phì nhiêu, chủ động đượcnguồn nước tưới tiêu như các xã: Mỹ Thọ, Mỹ Thành, Mỹ Chánh, Mỹ Trinh; là cây không chịu được hạn, nhưng cũng không chịu được úng, cây trồng chủ yếu vào vụ Đông Xuân. Việc đưa cây hành vào trồng trên vùng đất cát bạc màu kém hiệu quả của bà con xã Mỹ Thắng là hướng đi mạnh dạn và đúng đắn vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bỏ cây sắn và khoai lang chuyển sang trồng hành, thay đổi tập quán canh tác, tạo được công ăn việc làm lao động nông nhàn ở nông thôn, làm giàu trên mảnh đất của quê hương mình.
Chi phí Cây hành trồng trên 1 sào đất/1 vụ: giống 6 kg: 250.000 đ;công cày xới 150.000 đ; chi phí phân, thuốc 4.000.000đ; điện bơm nước tưới 300.000đ; chi lắp đặt hệ thống phun sương 400.000đ; khoan giếng nước 300.000đ. Tổng chi phí: 5.400.000đ. Thời gian trồng đến khi thu hoạch từ 80 ngày đến 90 ngày. Sản lượng thu hoạch bình quân 600 kg, giá bán bình quân 30.000đ/kg. Tổng thu: 18.000.000đ; nếu trừ chi phícông lao động thì thu nhập còn lại trên 10.000.000đ. Giá trị thu được cao rất nhiều lần so với trồng sắn và khoai lang. Cây hành sau khi thu hoạch, bà con tiến hành trồng lạc vụ hè thu để cải tạo đất, cây lạc cũng sinh trưởng và phát triển rất tốt nhờ chủ động được nguồn nước tại chỗ, có hệ thống tưới nước phun sương và chất dinh dưỡng bón cho cây hành còn lại trong đất, nên phân bón cho cây lạc cũng ít hơn, năng suất cây lạc cũng đạt khá cao, bình quân từ 110kg đến 130 kg/sào.
Hiệu quả từ mô hình trồng hành trên đất cát trắng đã lan tỏa đến các hộ dân trong xã đến học hỏi và làm theo. Từ một vùng đất cát trắngven biển bạc màu nghèo dinh dưỡng chỉ trồng 1 vụ sắn trong năm, nay nhờ sự đầu tư cơ sở hạ tầng đường, điện, nước tưới và áp dụng hệ thống phun sương tiết kiệm nước, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, biến 1 vùng đất bạc màu trở thành 1 vùng đất trồng thâm canh cây màu 3 vụ trong năm. Hiện nay bà con trong thôn tiếp tục mở rộng và đầu tư san lấp mặt bằng, mở đường đi, kéo đường dây điện và khoan giếng nước ở những diện tích đất cát bỏ hoang thiếu nước khi nay để chuẩn bị trồng hành trong vụ Đông xuân năm 2019 -2020 (diện tích này khoảng 30 ha).
Phát huy những kết quả đạt được từ mô hình trồng hành trên đất cát trắng bạc màu ở xã Mỹ Thắng, đồng thời để khai thác có hiệu quả tiềm năng dồi dào nguồn tài nguyên đất một cách khoa học và bền vững về môi trường sinh thái của địa phương. Trong thời gian tới bà con nông dân và các ngành chức năng, chính quyền địa phương cần có những định hướng và giải pháp hữu hiệu cùng với nguồn lực hổ trợ của Nhà nước về chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới để quy hoạch, phát triển vùng sản xuất cây trồng phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu và thổ nhưỡng, đưa cây hành trồng trên đất cát trở thành cây kinh tế mũi nhọn nhân rộng ra toàn xã. Cần đề ra những định hướng và giải pháp giải quyết những khó khăn sau:
1. Hiện nay diện tích đất trồng sắn, trồng khoai lang nhất là diện tích đất cát bỏ hoang lên đến hàng trăm ha. Đây là nguồn tài nguyên đấtcó lợi thế để phát triển cây hành nên cần có sự quy hoạch, mở rộng diện tích vùng sản xuất phải đảm bảo không bị ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, không bị sa bồi thủy phá, có biện pháp trồng cây che chắn không để cát bay làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân;
2. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: san lấp mặt bằng, đường đi, khoan giếng nước và kéo điện để bơm nước tưới, vì hiện nay bà con trồng hành phải kéo đường dây điện từ nhà ra trảng cát khá xa, không những nguồn điện vừa yếu, vừa phải trả giá điện cao làm cho chi phí đầu tư cây hành tăng lên;
3. Diện tích trồng hành chưa nhiều so với tiềm năng đất cát hiện có, số hộ trồng chưa nhiều và chỉ mang tính tự phát, chưa được nhân ra diện rộng. Hàng năm xã cần tổ chức đúc kết kinh nghiệm và có giải pháp hữu hiệu như: quy hoạch vùng trồng, cơ cấu chuyển dịch diện tích cây trồng từng vụ cho phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, tránh hiện tượng được mùa, mất giá hay được giá, mất mùa và bị tư thương ép giá…., đưa cây hành trở thành cây trồng xóa đói, giảm nghèo của địa phương;
4. Các cấp chính quyền địa phương nhất là các Hội đoàn thể cần quan tâm hổ trợ cho bà con về nguồn vốn để đầu tư phát triển trồng hành trên đất cát như: các nguồn vốn vay ưu đãi sản xuất của hội Nông dân, hội Phụ Nữ, nguồn vốn vay xóa đói giảm nghèo, tranh thủ và ưu tiên nguồn lực đầu tư của Nhà nước như chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (Nhà nước và nhân dân cùng làm như: Nhà nước hổ trợ xi măng, nhân dân hiến đất và ngày công lao động…. để xây dựng cơ sở hạ tầng đường bê tông nông thôn, kênh mương nội đồng ).
Có thể nói mô hình trồng hành trên đất cát trắng ở xã Mỹ Thắng là hướng đi mới và có hiệu quả vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thay đổi tập quán canh tác. Trong thời gian tới Chính quyền địa phương và bà con trong xã cần phát huy hơn nữa sử dụng tiềm năng nguồn tài nguyên đất cát dồi dào ở địa phương, nhân rộng mô hình trồng hành thâm canh, phát triển cây hành thành cây kinh tế mũi nhọn và cũng là cây trồng xóa đói, giảm nghèo của địa phương mình./.
Phạm Quách Tấn