Làng chài và sự phát triển kinh tế Biển ở Bình Định
Thứ ba - 31/03/2020 13:56
Bình Định là tỉnh duyên hải miền Trung, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 134 km, có 19 xã của 04 huyện, thành phố (Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát và Quy Nhơn) tiếp giáp với biển. Các xã ven biển của Bình Định chiếm khoảng 7,6% diện tích đất đai, là nơi sinh sống của 12,8% dân số toàn tỉnh.
Làng chàiBình Định được hình thành và phát triển từ thế kỷ XVII, là một cộng đồng ngư dân tụ cư trên đất liền ven biển,kiếm sống bằng nghề đánh cá là chính, số còn lại làm nghề đóng thuyền, đan lưới,…. (nhiều nơi gọi là Vạn chài hoặc làng cá); Ngư dân chủ yếu đánh bắt cá bằngcác công cụ truyền thống, bằng các nghề ven bờ (nghề lộng) và xa bờ (nghề khơi) khác nhau. Sản phẩm chính là cá, tôm và các loại hải sản khác. Những năm qua, kinh tế biển của tỉnh Bình Định đã có nhiều bước phát triển, sản lượng khai thác Hảisản tăng cao và liên tục trong nhiều năm cả về số lượng lẫn chất lượng; việc đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá được chú trọng, cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu được đầu tư ngày càng hiện đại; đời sống người dân các xã ven biển tăng lên đáng kể… Theo "Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bình Định đến năm 2035" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2035 tỉnh Bình Định sẽ có 22 đô thị, trong đó TP. Quy Nhơn là đô thị loại I, là trung tâm kinh tế biển của quốc gia. Tỉnh ủy và HĐND tỉnh đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ đưa Bình Định trở thành trung tâm lớn của cả nước về phát triển kinh tế biển. Mục tiêu này cũng đã được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX của tỉnh. Kinh tế biển được coi là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thời gian tới, Bình Định tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn, hiệu quả cao. Số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản biển qua các năm gần đây, như sau:
Năm
Số lượng (chiếc)
Công suất (CV)
Công suất bình quân (CV/chiếc)
2015
5.545
1.107.373
199,7
2016
5.532
1.509.443
272,8
2017
5.413
1.673.208
309,1
2018
5.471
1.704.736
311,6
2019
5.430
1.743.459
321,1
Qua 5 năm, nhận thấy: số lượng tàu thuyền giảm 2,1%, công suất tăng 57,4%, công suất bình quân tăng 60,8%; bình quân hàng năm: tổng công suất tàu thuyền tăng 12%,công suất tàu thuyền bình quân tăng 12,6%. Điều đó chứng tỏ bà con ngư dân đầu tư đóng mới tàu có công suất cao và cải hoán tàu có công suất nhỏ, phù hợp cho việc khai thác vùng lộng và vùng khơi, hạn chế vùng ven bờ. Tác động việc tăng công suất tàu thuyền, tập trung khai thác vùng biển xa bờ, sản lượng khai thác biển cũng tăng nhanh, cụ thể như sau: Đơn vị tính: tấn
Chỉ tiêu
2015
2016
2017
2018
2019
Sản phẩm thuỷ sản khai thác biển
195.790
207.395
218.278
229.542
242.769
Trong đó: - Cá khai thác biển
156.890
167.224
180.073
190.665
202.121
+ Cá ngừ đại dương
8.902
9.268
10.253
10.651
11.323
- Mực
32.315
32.898
32.614
33.916
36.189
Sản lượng năm 2019 so năm 2015 tăng cao, cụ thể: Khai thác thủy sản biển tăng 24% (+46.979 tấn), trong đó: cá tăng 28,83% (+45.231 tấn), mực tăng 12% (+3.874 tấn); riêng cá ngừ đại dương tăng 27,2% (+2.421 tấn).Bình quân hàng năm: Khai thác thủy sản biển tăng 5,52% (+11.744,8 tấn), trong đó: cá tăng 6,53% (+11.307,8 tấn) 27,2% (+2.421 tấn), mực tăng 2,87% (+698,5 tấn); riêng cá ngừ đại dương tăng 6,2% (+605,3 tấn). Bên cạnh việc đầu tư tăng tàu thuyền có công suất lớn, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá cũng tăng mạnh về công suất, đáp ứng việc cung cấp nhiên liệu, vật tư cho khai thác và thu mua sản phẩm thủy sản tại biển, cụ thể:
Năm
Số lượng (chiếc)
Công suất (CV)
Công suất bình quân (CV/chiếc)
2015
86
4.701
54,7
2016
100
12.677
126,8
2017
161
21.047
130,7
2018
164
21.727
132,5
2019
164
27.672
167,7
Những năm gần đây, nghề khai thác hải sản trên biển đang ngày càng phát triển với số lượng, năng lực tàu thuyền cũng như ngư trường ngày càng mở rộng. Cùng với đó, việc hình thành tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển góp phần đảm bảo an toàn, hiệu quả bền vững, bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước. Việc tham gia tổ đoàn kết trên biển góp phần tạo sức mạnh, cùng khai thác, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động trên biển, nhất là khi gặp cướp biển hoặc thiên tai. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là sự hình thành các tổ, đội đoàn kết sản xuất trên biển là do tự nguyện, chủ yếu dựa vào dòng họ, dòng tộc, tập hợp liên kết với nhau, chưa có quy định về sắp xếp tổ chức nên việc duy trì tổ, đội còn khó khăn. Đến cuối năm 2019, trên địa bàn tỉnh hình thành 723 tổ đoàn kết sản xuất trên biển với tổng cộng 2.878 tàu tham gia. Nhiều nhất là huyện Hoài Nhơn có 550 tổ với 2.132 tàu; Phù Cát có 80 tổ với 344 tàu; Phù Mỹ là 52 tổ với 229 tàu và thành phố Quy Nhơn có 41 tàu với 173 tàu. Nghiệp đoàn nghề cá tại xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn) được thành lập với sự tham gia của khoảng 150 tàu câu cá ngừ đại dương. Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Bình Định ngày 22/7/2019, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá Bình Định là địa phương có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phó Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bình Định cần quan tâm đến kinh tế biển, du lịch và đô thị biển, lấy kinh tế biển làm ngành kinh tế mũi nhọn; quan tâm đến tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển hợp tác xã kiểu mới, tổ hợp tác, đoàn kết trên biển.