Tiềm năng và giải pháp phát triển bền vững ngành chăn nuôi của thị xã An Nhơn

Thứ tư - 02/10/2019 19:37
Thị xã An Nhơn đã đẩy mạnh công tác tái cơ cấu đàn, chuyển đổi dần phương thức chăn nuôi truyền thống sang phương thức chăn nuôi công nghiệp, từ quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang quy mô gia trại, trang trại.
AnNhon2
AnNhon2

An Nhơn là một thị xã đồng bằng, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế trên nhiều lĩnh vực. Đối với tiểu thủ công nghiệp, An Nhơn là vùng đất nổi tiếng với những làng nghề truyền thống, trong đó có những làng nghề chế biến thực phẩm như sản xuất bánh tráng, bún tươi, bún song thằng, đậu khuôn, bánh ướt, sản xuất rượu,...Đối với ngành nông nghiệp, An Nhơn có điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển trồng trọt với diện tích hơn 18 nghìn ha đất trồng cây hàng năm. Đây cũng là những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành chăn nuôi của địa phương, nhờ vào việc tận dụng các phụ phẩm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm và trồng trọt. Nhờ vậy, trong những năm qua ngành chăn nuôi của thị xã có những bước phát triển nhất định. Giá trị sản xất ngành chăn nuôi của thị xã chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương.

           Tuy nhiên, với phương thức chăn nuôi truyền thống, chủ yếu tận dụng các loại phụ phẩm nên quy mô chăn nuôi còn nhỏ lẻ, manh mún. Vì vậy, trong thời gian qua ngành chăn nuôi của địa phương đã bộc lộ nhiều hạn chế như: khó kiểm soát dịch bệnh, tình trạng ô nhiễm môi trường, không có sự liên kết giữa người chăn nuôi và các doanh nghiệp, sản phẩm chăn nuôi đầu ra còn bấp bênh, thị trường tiêu thụ chưa ổn định... Vì vậy việc phát triển ngành chăn nuôi của địa phương trong những năm trước đây không mang tính bền vững.

           Thực hiện theo quyết định số 2683/QĐ-UBND ngày 03/8/2015 của uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Định về xây dựng và thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Thị xã An Nhơn đã đẩy mạnh công tác tái cơ cấu đàn, chuyển đổi dần phương thức chăn nuôi truyền thống sang phương thức chăn nuôi công nghiệp, từ quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang quy mô gia trại, trang trại.

Bảng: Số lượng gia trại và trang trại chăn nuôi tại thời điểm 01/10 qua các năm

Năm

Gia trại

Trang trại

Tổng

Gia cầm

Lợn

Tổng

Gia cầm

Lợn

2013

269

109

160

4

0

4

2014

415

213

202

11

3

8

2015

404

196

208

23

8

15

2016

674

271

403

23

8

15

2017

620

239

381

26

8

18

2018

612

240

372

26

8

18

 

           Ngoài ra, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, thị xã An Nhơn đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi. Tính đến nay trên địa bàn thị xã An Nhơn có khoảng 10 công ty hoạt động trong lĩnh vực chế biến thức ăn chăn nuôi và phần lớn những công ty này là công ty có vốn đầu tư nước ngoài nằm trong khu công nghiệp Nhơn Hoà như CP, Newhope, ANT, Greenfeed...Nhờ vậy, trong thời gian qua đã hình thành phương thức sản xuất theo chuỗi giá trị gia tăng, liên kết sản xuất như: chuỗi chăn nuôi heo của công ty chăn nuôi CP, Greenfeed, chuỗi chăn nuôi gà của công ty giống gia cầm Minh Dư,...Trong chăn nuôi gia súc đã hình thành được chuỗi giá trị thịt bò chất lượng cao nhờ thực hiện tốt đề án sản xuất chuỗi giá trị thịt bò chất lượng cao của UBND tỉnh Bình Định giai đoạn 2015 – 2020.

           Với những chính sách tái cơ cấu, phát triển chất lượng sản phẩm và thu hút đầu tư, trong những năm qua giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của thị xã liên tục tăng và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành nông nghiệp (chiếm 55,8%, năm 2018) góp phần không nhỏ vào hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của địa phương.

           Bên cạnh những thuận lợi thì ngành chăn nuôi của địa phương trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, việc chuyển dịch cơ cấu còn chưa thực sự mạnh mẽ và mang tính tự phát, chưa kiểm soát được dịch bệnh. Từ năm 2016 đến nay, tình hình dịch bệnh liên tục diễn biến phức tạp nhất là dịch ở đàn lợn và khủng hoảng cung cầu, giá lợn hơi giảm sâu những tháng đầu năm 2017 đã gây thiệt hại rất lớn đến người nông dân cũng như ảnh hưởng đến khả năng tái đàn. Tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, nhất là những trang trại chăn nuôi lợn vẫn còn tồn tại ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh. Vì vậy, để ngành chăn nuôi của địa phương phát triển một cách bền vững trong thời tới, địa phương cần thực hiện tốt các giải pháp sau:

           Về phương thức chăn nuôi, cần chuyển đổi một cách mạnh mẽ từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao vào trong chăn nuôi; đồng thời, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi.

           Tiếp tục phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị gia tăng, liên kết sản xuất: chuỗi giá trị thịt bò chất lượng cao, chuỗi chăn nuôi lợn từ con giống, sản xuất chăn nuôi, tiêu thụ và chế sản phẩm chăn nuôi, an toàn thực phẩm, giúp người chăn nuôi ổn định tiêu thụ sản phẩm đầu ra, yên tâm sản xuất,...

           Tăng cường công tác quản lý, giám sát cảnh báo sớm tình hình dịch bệnh, phối hợp xử lý kịp thời. Từng bước ứng dụng các công nghệ hiện đại vào trong việc quản lý đàn và kiểm soát dịch bệnh như công nghệ chuỗi khối (blockchain).

           Đầu tư cơ sở hạ tầng các vùng, điểm quy hoạch từng bước di dời các gia trại, trang trại trong khu dân cư, ứng dụng khoa học công nghệ trong việc xử lý chất thải chăn nuôi như sử dụng đệm lót sinh học, xử lý chất thải bằng men sinh học, công nghệ ép tách phân,... nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

           Như vậy, với những tiềm năng và thách thức đối với ngành chăn nuôi của thị xã thì trong thời gian tới, chính quyền địa phương cùng với người nông dân cần phải nắm bắt và phát huy tốt những lợi thế sẵn có của địa phương, đồng thời thực hiện tốt và quyết liệt hơn những giải pháp để khắc phục những hạn chế, tồn tại góp phần xây dựng ngành chăn nuôi của địa phương phát triển một cách bền vững, xứng tầm với một thị xã đi đầu trong nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bình Định.

Tác giả bài viết: Nguyễn Quang Tiến

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Số 757/QĐ-CTK

Quyết định ban hành lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 75 | lượt tải:25

Số 62/2024/NĐ-CP

Nghị định Số 62/2024/NĐ-CP

lượt xem: 112 | lượt tải:33

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 474 | lượt tải:100

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 483 | lượt tải:335

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 519 | lượt tải:140
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập48
  • Hôm nay2,687
  • Tháng hiện tại92,014
  • Tổng lượt truy cập49,690,775
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây