Xuất khẩu hàng hóa 6 tháng đấu năm 2023 giảm so cùng kỳ

Thứ bảy - 08/07/2023 10:46
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 6 tháng năm 2023 ước đạt 930,6 triệu USD, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2022.
Khu vực Cảng Quy Nhơn. Ảnh Dũng Nhân
Khu vực Cảng Quy Nhơn. Ảnh Dũng Nhân
      Kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2023 ước đạt 145 triệu USD, giảm 22,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 930,6 triệu USD, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, xuất khẩu hàng hóa ước đạt 730 triệu USD, giảm 14,4%; nhập khẩu ước đạt 200,6 triệu USD, giảm 13,4% so cùng kỳ. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 529,4 triệu USD.
      Xuất khẩu hàng hóa: 6 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 730 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó: Khu vực Nhà nước 29,1 triệu USD, tăng 28,4%; khu vực ngoài Nhà nước 606,4 triệu USD, giảm 17,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 94,5 triệu USD, tăng 1,1%. Mặt hàng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh chủ yếu là hàng may mặc và lâm sản.
      Nguyên nhân xuất khẩu hàng hóa giảm là do:
      - Xung đột Nga - Ukraine kéo dài đã ảnh hưởng đến nền kinh tế của thế giới nhất là Châu Âu
      - Năm 2023 là một năm khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu khi nền kinh tế trên thế giới được dự báo lạm phát cao; kinh tế thế giới nhiều khả năng suy thoái... kéo theo sức mua, tiêu dùng toàn cầu giảm, đơn hàng xuất khẩu của nhiều ngành hàng chủ lực đã giảm mạnh. Các doanh nghiệp đang khó khăn trong việc ký kết hợp đồng với đối tác. Việc thiếu hụt đơn hàng, sản xuất khó khăn, chi phí sản xuất ngày càng gia tăng, lãi suất,… gây quá nhiều áp lực cho doanh nghiệp, nhóm hàng bị ảnh hưởng lớn nhất trên địa bàn tỉnh là ngành chế biến thủy sản và ngành sản xuất bàn ghế gỗ,…
      + Thị trường chính của xuất khẩu thủy sản Bình Định là Mỹ đã có sự sụt giảm mạnh, giảm 70,8% so cùng kỳ, do ảnh hưởng của tình hình lạm phát cao, lãi suất tăng, nhiều ngân hàng tuyên bố phá sản, quốc gia suýt rơi vào tình trạng vỡ nợ… đã tác động rất lớn đến sức cầu của nền kinh tế và ảnh hưởng đến mức tiêu thụ thủy sản.
      Ngoài ra, ngành thủy sản vẫn đang phải giải quyết nhiều vấn đề. Đó là thẻ vàng IUU và những qui định thủ tục đối với hải sản khai thác xuất khẩu sang thị trường EU; những qui định “IUU” của Nhật Bản và Mỹ, xu hướng này có thể tiếp tục tại những thị trường khác… Bên cạnh đó, các nước sản xuất thủy sản đang nổi lên mạnh mẽ, từng bước chiếm vị thế cạnh tranh bằng nguồn cung lớn, giá thành rẻ hơn và bằng sự hỗ trợ tối đa của Chính phủ các nước.
      Sáu tháng đầu năm 2023, nhóm hàng thủy sản ước đạt 55,9 triệu USD, chỉ bằng 66,7% so cùng kỳ, do ảnh hưởng lạm phát thế giới nên người tiêu dùng đã thắt chặt chi tiêu. Hiện nay, hàng thủy sản Bình Định xuất khẩu đến 46 thị trường, xuất khẩu nhiều nhất là thị trường Mỹ ước đạt 11,2 triệu USD, chiếm 20,8%; Mê-hi-cô ước đạt 6,4 triệu USD, chiếm 11,8%; Nhật Bản ước đạt 6,2 triệu USD, chiếm 11,5%; I-xra-en ước đạt 5,3 triệu USD, chiếm 9,8% kim ngạch xuất khẩu thủy sản trực tiếp.
      + Nhóm sản phẩm bàn ghế gỗ ước đạt 203,8 triệu USD, bằng 69,9% so cùng kỳ. Do tình hình lạm phát toàn cầu nên sức mua giảm mạnh, dẫn đến đơn hàng của ngành gỗ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022. Đây là thực tế rất khó khăn đối với ngành gỗ. Hiện tại, những doanh nghiệp có đơn hàng chủ yếu là những đơn hàng nhỏ và chỉ nhận được các đơn hàng tới tháng 6/2023. Dự kiến lĩnh vực nhà ở tại Mỹ có thể sẽ vẫn suy yếu trong năm 2023, khiến nhu cầu tiêu thụ đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ giảm, là yếu tố chính khiến hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới Mỹ sẽ chậm lại trong năm 2023. Đối với thị trường EU, mới đây EU đã đạt được một thỏa thuận về dự luật mới, cấm các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Châu Âu những sản phẩm nông nghiệp liên quan đến nạn phá rừng trên toàn cầu, trong đó có mặt hàng gỗ. Khi EU áp dụng luật mới, xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường EU gặp nhiều thách thức hơn, nếu ngành sản xuất, xuất khẩu gỗ không tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định mới từ nhà nhập khẩu. Hiện nay, các doanh nghiệp gặp khó khăn ở ngành chế biến đồ gỗ nội thất, ngoại thất, sân vườn và sản phẩm từ nhựa đan/hàng giả mây, ngành này thu hút đông lao động trên địa bàn tỉnh nên việc các doanh nghiệp gặp khó khăn trong xuất khẩu đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Với tình hình hiện tại, dự báo xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong những tháng cuối năm 2023 chưa có nhiều khả quan, khi người dân các nước tiếp tục thắt chặt chi tiêu trước áp lực của lạm phát.

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Số 757/QĐ-CTK

Quyết định ban hành lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 122 | lượt tải:39

Số 62/2024/NĐ-CP

Nghị định Số 62/2024/NĐ-CP

lượt xem: 171 | lượt tải:47

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 531 | lượt tải:110

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 527 | lượt tải:379

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 575 | lượt tải:147
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay1,870
  • Tháng hiện tại184,238
  • Tổng lượt truy cập50,322,558
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây