Tình hình kinh tế - xã hội tháng 7 năm 2023 đạt những kết quả như sau:
- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 7/2023 tăng 1,68% so với tháng trước và tăng 4,1% so cùng kỳ; luỹ kế 7 tháng đầu năm 2023 tăng 0,36% so cùng kỳ;
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2023 ước đạt 9.199,2 tỷ đồng, tăng 4,9% so với tháng trước và tăng 23,2% so cùng kỳ; luỹ kế 7 tháng đầu năm 2023 ước đạt 59.462,4 tỷ đồng, tăng 17,7% so cùng kỳ;
- Kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu tháng 7/2023 ước đạt 118 triệu USD, giảm 4,1% so tháng trước và giảm 7,7% so cùng kỳ; luỹ kế 7 tháng đầu năm 2023 giá trị ước đạt 1.101,1 triệu USD, giảm 12% so cùng kỳ;
- Hàng hoá thông qua cảng biển trong tháng 7/2023 ước đạt 1.110 nghìn TTQ, tăng 7,3% so với tháng trước, giảm 13% so với cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023 ước đạt 6.461 nghìn TTQ, giảm 23,3% so với cùng kỳ năm trước;
- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2023 tăng 0,32% so với tháng trước và tăng 1,16% so với cùng kỳ; bình quân 7 tháng đầu năm 2023 tăng 2,08% so với cùng kỳ;
- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định.
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
1.1. Nông nghiệp
Tính đến ngày 13/7/2023, toàn tỉnh đã thực hiện gieo sạ lúa vụ Hè Thu được 41.545,4 ha, giảm 2,6% (-1.103,8 ha) so cùng kỳ. Tính đến 13/7/2023 đã thu hoạch lúa Hè đạt 4.074 ha; với sản lượng ước đạt 25.423 tấn, giảm 6,9% (-1.895,5 tấn) so cùng kỳ.
Bên cạnh việc chăm sóc lúa vụ Hè Thu, bà con ở các địa phương đã chuẩn bị xong khâu làm đất và gieo sạ được 312 ha lúa vụ Mùa, giảm 1,3% (-4 ha) so cùng kỳ.
Đến ngày 13/7/2023, tiến độ gieo trồng một số cây trồng cạn vụ Hè Thu: Cây ngô 3.977,1 ha, tăng 12,5% (+442,7 ha) so cùng kỳ; lạc 1.825,7 ha, tăng 7% (+119,6 ha); rau các loại 5.759,5 ha, tăng 13,8% (+697,5 ha); đậu các loại 618,5 ha, giảm 7,8% (-52,4 ha).
Hoạt động chăn nuôi, các ngành chức năng tiếp tục kiểm tra đôn đốc công tác phòng chống dịch bệnh ở các địa phương; phát hiện bệnh kịp thời, tăng cường giám sát dịch bệnh động vật: Dịch viêm da nổi cục ở bò, dịch tả lợn Châu Phi, dịch tả lợn tai xanh, lở mồm long móng, cúm gia cầm và các dịch bệnh khác... hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp phát triển chăn nuôi, chăn nuôi an toàn sinh học, giảm thiểu dịch bệnh.
Tính đến tháng 7/2023, đàn trâu của tỉnh ước đạt 16.072 con, giảm 6,9% (-1.192 con) so với cùng kỳ. Đàn bò ước đạt 306.864 con, tăng 3,1% (+9.108 con); trong đó, bò sữa có 2.325 con, giảm 5,1% (-125 con) so với cùng kỳ. Đàn lợn (không kể lợn con chưa tách mẹ) ước đạt 668.981 con, tăng 2,5% (+16.412 con). Đàn gia cầm ước đạt 9.722,1 nghìn con, tăng 11% (+966,8 nghìn con) so với cùng kỳ; trong đó, đàn gà 8.013,8 nghìn con, tăng 19,2% (+1.289,5 nghìn con) so với cùng kỳ.
Bảy tháng năm 2023, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 949,4 tấn, giảm 5,6% (-55,8 tấn) so cùng kỳ; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 24.394,2 tấn, tăng 4,6% (+1.080,5 tấn); sản lượng sữa bò sản xuất ước đạt 7.059,5 tấn, tăng 0,5% (+37,5 tấn); sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 77.202,5 tấn, tăng 6,6% (+4.793 tấn); sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước đạt 17.033,2 tấn, tăng 7,4% (+1.168,6 tấn); trong đó, thịt gà hơi xuất chuồng ước đạt 14.215,9 tấn, tăng 10,9% (+1.397,3 tấn).
1.2. Lâm nghiệp
Công tác trồng rừng: Từ đầu năm đến nay, diện tích trồng rừng tập trung được 1.122 ha, tăng 113,9% (+597,5 ha) so với cùng kỳ.
Trong tháng 7/2023, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 79.546,8 m3, tăng 3,9% (+2.998,8 m3) so với cùng kỳ. Cộng dồn 7 tháng năm 2023, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 599.402,8 m3, tăng 2,3% (+13.254,8 m3) so với cùng kỳ.
Ước tổng số củi khai thác tháng 7/2023 đạt 30.089,4 ster, tăng 0,1% (+33,4 ster) so với cùng kỳ. Tổng số củi khai thác trong 7 tháng năm 2023 ước đạt 272.943,4 ster, tăng 0,3% (+902,4 ster) so với cùng kỳ; lượng củi khai thác chủ yếu là các cành cây tận dụng từ nguồn khai thác gỗ, như: Bạch đàn, keo,…
Trong tháng 7/2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 3 vụ cháy rừng; tăng 3 vụ so với tháng trước; lũy kế số vụ cháy rừng đầu năm đến nay xảy ra 4 vụ, tăng 4 vụ so với cùng kỳ; diện tích rừng bị cháy 11,9 ha, tăng 11,9 ha so với cùng kỳ.
Trong tháng 7/2023, xảy ra 10 vụ phá rừng, tăng 400% (+8 vụ) so với cùng kỳ; diện tích rừng bị phá 0,5 ha, giảm 70,6% (-1,2 ha) so với cùng kỳ. Tổng số vụ phá rừng xảy ra trong 7 tháng là 21 vụ, tăng 23,5% (+4 vụ) so với cùng kỳ; diện tích bị phá là 5,5 ha, giảm 23,6% (-1,7 ha) so với cùng kỳ.
1.3. Thủy sản
Tổng sản lượng thủy sản tháng 7 năm 2023 ước đạt 25.590,1 tấn, tăng 1,5% (+387,1 tấn) so cùng kỳ. Cộng dồn 7 tháng năm 2023 ước đạt 167.881,4 tấn, tăng 2,6% (+4.255,4 tấn) so với cùng kỳ, trong đó:
- Sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 160.698 tấn, tăng 2,8% (+4.374,4 tấn); Sản lượng khai thác thủy sản biển ước đạt 158.935,9 tấn, tăng 2,8% (+4.309 tấn), riêng khai thác cá ngừ đại dương sản lượng đạt 8.428,3 tấn, giảm 0,3% (-25,5 tấn).
- Sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 7.183,3 tấn, giảm 1,6% (-119,2 tấn), riêng tôm thẻ chân trắng ước đạt 4.437,1 tấn, tăng 7,3% (+300,5 tấn).
Sản lượng giống tôm thẻ chân trắng 7 tháng năm 2023 ước đạt 1.310,3 triệu con, giảm 60,6% (-2.012,3 triệu con) so cùng kỳ. Nguyên nhân tôm thẻ chân trắng giảm mạnh chủ yếu do thị trường tiêu thụ trong khu vực giảm, dẫn đến từ đầu tháng 5 đến nay Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam - chi nhánh Bình Định tạm ngưng sản xuất.
2. Sản xuất công nghiệp
2.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7/2023 tăng 4,1% so cùng kỳ. Trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 57,16%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 3,16%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,25%; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 21,99%.
Chỉ số sản xuất công nghiệp 7 tháng đầu năm 2023 chỉ tăng 0,36% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng tăng 9,92%. Trong đó, khai thác quặng kim loại giảm 5,2%, nguyên nhân, do một số mỏ đã cạn nguồn quặng và một số mỏ đã hết hạn khai thác; hoạt động khai khoáng khác tăng 12,62% chủ yếu là khai thác đất đá phục vụ xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam.
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,03%. Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo chịu tác động bởi 3 nhóm ngành lớn đang giảm sâu là Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, Dệt và Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế nên đạt mức tăng thấp.
2.2. Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp
Chỉ số sử dụng lao động tháng 7 năm 2023 giảm 1,41% so với tháng trước. Trong đó, Khai khoáng tăng 5,02%; Sản xuất và phân phối điện tăng 0,25%; Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,09%; riêng ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,64%, chủ yếu giảm một số ngành như: Sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 17,63%; Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 3,44%.
Chỉ số sử dụng lao động tháng 7 năm 2023 giảm 8,12% so cùng kỳ. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 2,25% do thu hẹp sản xuất ở ngành khai thác titan; Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 9,15%, nguyên nhân do ngành chiếm tỷ trọng lao động cao nhất là ngành Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (chiếm gần 40%) giảm 20,26%, ngành Sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 61,15%, ngành Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (chiếm 3%) giảm 10,04%; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 3,21%; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,51%.
Theo loại hình doanh nghiệp, so với cùng kỳ chỉ số sử dụng lao động tháng 7 năm 2023 của khối doanh nghiệp Nhà nước tăng 3,05%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 11,34%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 7,54%.
3. Đầu tư
Tỉnh Bình Định tiếp tục thực hiện Chỉ thị 08/CT-TTg ngày 23/3/2023 của thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ vốn đầu tư công, 03 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Bình Định cũng đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 10/4/2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về đẩy mạnh giải ngân đầu tư công vốn ngân sách nhà nước do tỉnh quản lý năm 2023.
Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 7/2023 ước đạt 1.104,4 tỷ đồng, tăng 1,6% so tháng trước và giảm 4,3% so cùng kỳ. Tính chung 7 tháng năm 2023, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 4.875,2 tỷ đồng, tăng 9,4% so cùng kỳ năm 2022, đạt 54,6% kế hoạch năm, trong đó:
- Vốn Ngân sách cấp tỉnh đạt 2.796,2 tỷ đồng, tăng 4,5%, đạt 50,1%;
- Vốn Ngân sách cấp huyện đạt 1.625 tỷ đồng, tăng 22,9%, đạt 48,6%;
- Vốn Ngân sách cấp xã đạt 454 tỷ đồng, giảm 1,1%.
5. Thương mại, dịch vụ
5.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 101/2023/QH 15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội. Việc giảm thuế VAT 2% đối với nhiều mặt hàng sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, kích cầu tiêu dùng, từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh và tạo thêm việc làm cho người lao động; theo đó, sức mua cũng bắt nhịp tăng trở lại, tuy chưa tăng đột biến nhưng cho thấy các chương trình kích cầu đã thu hút người dân đến với các chợ, siêu thị hay trung tâm thương mại. Dự kiến, trong những tháng tới sẽ có thêm nhiều chương trình khuyến mãi lớn. Các hoạt động khuyến mãi của doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy hoạt động bán lẻ trong những tháng cuối năm 2023, tác động tích cực đến tăng trưởng của tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2023 ước đạt 9.199,2 tỷ đồng, tăng 4,9% so với tháng trước, tăng 23,2% so cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 59.462,4 tỷ đồng, tăng 17,7% so cùng kỳ năm trước.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 7 năm 2023 ước đạt 6.858,6 tỷ đồng, tăng 2,2% so với tháng trước, tăng 13,1% so với cùng kỳ. Bảy tháng đầu năm 2023 tổng mức bán lẻ ước đạt 47.180,4 tỷ đồng, tăng 14,4% so với cùng kỳ. Trong đó, nhóm ngành hàng như: Hàng lương thực, thực phẩm ước 21.706,7 tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ, chiếm 46%, Gỗ và vật liệu xây dựng ước 4.115,7 tỷ đồng, tăng 42,1% so với cùng kỳ, chiếm 8,7%; Xăng dầu ước đạt 7.522,1 tỷ đồng, tăng 31,9% so với cùng kỳ, chiếm 15,9%; Nhiên liệu khác ước đạt 1.419,3 tỷ đồng, tăng 31,5% so với cùng kỳ, chiếm 3,0%.
Trong tháng 7/2023, tại tỉnh Bình Định diễn ra hàng loạt chương trình, lễ hội phục vụ du khách và người dân. Tổ chức các chương trình sự kiện ở các nơi để quảng bá, tổ chức xúc tiến cho du lịch Bình Định: Giải Võ cổ truyền các võ đường tỉnh Bình Định tranh cúp Hoàng đế Quang Trung năm 2023; Liên hoan Diều Quy Nhơn - Bình Định; Vòng chung kết toàn quốc Miss World Việt Nam 2023 tại TP. Quy Nhơn; …Tháng 7 cũng là tháng cao điểm của mùa du lịch, lượng khách tham quan tại các khu, điểm du lịch như Hầm Hô, Bảo tàng Quang Trung, Ghềnh Ráng, Kỳ Co, Eo Gió, Hòn Khô tăng cao so với cùng kỳ. Do đó, hầu hết các ngành dịch vụ có tốc độ tháng 7 tăng cao so với tháng trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 7/2023 ước đạt 1.523,6 tỷ đồng, tăng 14,5% so với tháng trước, tăng 81,8% so với cùng kỳ; Trong tháng 7/2023, các doanh nghiệp lữ hành thu hút nhiều đoàn khách du lịch ra nước ngoài như Thái Lan, Hàn Quốc, Úc. Do đó, doanh thu dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch tháng 7/2023 ước đạt 100,4 tỷ đồng, tăng 28% so với tháng trước, tăng 149,1% so cùng kỳ. Ngành dịch vụ khác, tháng 7/2023 ước đạt 716,6 tỷ đồng, tăng 10,2% so với tháng trước và tăng 36,5% so cùng kỳ. Tính chung 7 tháng đầu năm 2023, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 7.962,6 tỷ đồng, tăng 38,6% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch ước đạt 270,1 tỷ đồng, tăng 122,3%; ngành dịch vụ khác 7 tháng ước đạt 4.049,3 tỷ đồng, tăng 18,4%.
Hiện nay, Quy Nhơn - thủ phủ du lịch của Bình Định được đánh giá là địa điểm du lịch với thức ăn rẻ, cảnh quan đẹp, con người thân thiện, nhưng thiếu các khu vui chơi, giải trí quy mô lớn. Do đó, số tiền phải bỏ ra của du khách để nhận các sản phẩm du lịch tương đối hạn chế, đồng nghĩa với doanh thu hoạt động du lịch của Bình Định đạt thấp, không bằng với các địa phương có tiềm năng du lịch khác. Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2020 – 2025, Tỉnh cần thu hút đầu tư hình thành các tổ hợp khu vui chơi, giải trí, mua sắm mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế, tổ chức các hoạt động thường niên với quy mô lớn mang đặc trưng riêng của Bình Định như Lễ hội diều, dù lượn, giải chạy thường niên VnExpress Marathon Quy Nhơn, …
5.2. Xuất, nhập khẩu hàng hoá
a. Xuất khẩu hàng hóa
Hoạt động xuất khẩu bị tác động mạnh từ kinh tế thế giới. Lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt, nhưng vẫn ở mức cao, bức tranh xuất khẩu không tươi sáng như mong đợi.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 7/2023 ước đạt 118 triệu USD, tăng 0,1% so tháng trước và giảm 6,5% so cùng kỳ. Các doanh nghiệp đang nỗ lực tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu để duy trì lực lượng lao động của đơn vị, cùng với các chính sách của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2023, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 851,8 triệu USD, giảm 13% so với cùng kỳ, đạt 53,2% kế hoạch năm 2023.
Trong đó, các sản phẩm có kim ngạch xuất khẩu tăng cao so cùng kỳ như hàng rau quả ước đạt 1,3 triệu USD, tăng 579,8%; Gạo ước đạt 30,3 triệu USD, tăng 14,2%; Nhóm hàng sắn và sản phẩm từ sắn chủ yếu là tinh bột ước đạt 48,9 triệu USD, tăng 34,1%; Hàng dệt may ước đạt 172,3 triệu USD, tăng 9,2%.
Bên cạnh đó, một số mặt hàng xuất khẩu giảm sâu như: hàng thủy sản đạt 66,4 triệu USD, giảm 30,4%; quặng và khoáng sản khác đạt 19,3 triệu USD, giảm 31,6%; sản phẩm từ chất dẻo đạt 91,8 triệu USD, giảm 26,9%; sản phẩm gỗ ước đạt 225,4 triệu USD, giảm 29,5%; sản phẩm từ sắt thép đạt 0,3 triệu USD, giảm 69,1%.
Xuất khẩu trực tiếp 7 tháng đầu năm 2023 ước đạt 849,2 triệu USD, chiếm 99,7% kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng được xuất khẩu đến 96 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc 5 châu lục. Trong đó, Châu Á đạt 342,7 triệu USD, chiếm 37,6%; Châu Âu đạt 148,9 triệu USD, chiếm 17,5%; Châu Mỹ đạt 340,8 triệu USD, chiếm 40,1%.
b. Nhập khẩu hàng hóa
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 7/2023 ước đạt 36,4 triệu USD, giảm 15,8% so với tháng trước và giảm 11,6% so cùng kỳ.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2023, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước đạt 249,3 triệu USD, giảm 8,6% so cùng kỳ. Trong đó, nhập khẩu nguyên, phụ liệu dược phẩm ước đạt 12,5 triệu USD, tăng 53,8%; phân bón ước đạt 20,2 triệu USD, tăng 162,1%; vải các loại ước đạt 45,3 triệu USD, tăng 43,5%; sắt thép và sản phẩm từ sắt thép ước đạt 0,6 triệu USD, tăng 669,1% so cùng kỳ... Tuy nhiên, một số mặt hàng nhập khẩu giảm sâu như nguyên liệu dùng cho chế biến thủy sản ước đạt 51 triệu USD, giảm 12,7%; nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc ước đạt 25,1 triệu USD, giảm 46,3%; gỗ và sản phẩm từ gỗ ước đạt 17,4 triệu USD, giảm 46,5%; nguyên liệu dùng cho ngành dệt, may, giày dép ước đạt 39,8 triệu USD, giảm 24,2% so cùng kỳ.
5.3. Vận tải hành khách và hàng hóa
a. Vận tải hành khách
Tổng lượng vận chuyển hành khách bằng đường bộ và đường thuỷ tháng 7/2023 ước đạt 3.764,4 nghìn hành khách, luân chuyển 357,5 triệu HK.km. So tháng trước, vận chuyển tăng 3,4%, luân chuyển tăng 2,2%. So cùng kỳ, vận chuyển tăng 17,8%, luân chuyển tăng 15,4%.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2023, tổng lượng vận chuyển hành khách bằng đường bộ và đường thuỷ ước đạt 24.157,9 nghìn hành khách, luân chuyển 2.337,4 triệu HK.km. So cùng kỳ, vận chuyển tăng 29,7%, luân chuyển tăng 27,6%.
b. Vận tải hàng hoá
Tổng lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ và đường thuỷ tháng 7/2023 ước đạt 2.697,5 nghìn tấn, luân chuyển 386,3 triệu tấn.km. So tháng trước, vận chuyển giảm 4,3%, luân chuyển giảm 2,1%. So cùng kỳ, vận chuyển tăng 1,6%, luân chuyển tăng 1,5%.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2023, tổng lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ và đường thuỷ ước đạt 19.525,2 nghìn tấn, luân chuyển 2.770,7 triệu tấn.km; so cùng kỳ, vận chuyển tăng 7,9%, luân chuyển tăng 6,8%.
Hàng hoá thông qua cảng biển tại địa phương trong tháng 7/2023 ước đạt 1.110 nghìn TTQ, tăng 7,3% so với tháng trước, giảm 13% so với cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng đầu năm 2023 ước đạt 6.461 nghìn TTQ, giảm 23,3% so với cùng kỳ năm trước.
c. Doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ và bưu chính, chuyển phát
Tổng doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, đường thủy và bưu chính, chuyển phát tháng 7/2023 ước đạt 909,9 tỷ đồng, tăng 0,2% so tháng trước và tăng 11% so cùng kỳ. Trong đó, vận tải hành khách đạt 159,6 tỷ đồng, tăng 3% so với tháng trước và tăng 23,6% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa đạt 441,5 tỷ đồng, giảm 2,2% so tháng trước và tăng 1,4% so cùng kỳ; dịch vụ kho bãi và hoạt động hỗ trợ vận tải khác đạt 306,3 tỷ đồng, tăng 2,4% so tháng trước và tăng 21,1% so cùng kỳ; bưu chính, chuyển phát đạt 2,5 tỷ đồng, tăng 2% so tháng trước và tăng 21,4% so cùng kỳ.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, đường thủy và bưu chính, chuyển phát ước đạt 6.114,8 tỷ đồng, tăng 11,7% so cùng kỳ. Trong đó, vận tải hành khách đạt 1.020,6 tỷ đồng, tăng 34%; vận tải hàng hóa đạt 3.182,7 tỷ đồng, tăng 6,5%; dịch vụ kho bãi và hoạt động hỗ trợ vận tải khác đạt 1.895,4 tỷ đồng, tăng 10,7%; bưu chính, chuyển phát đạt 16,1 tỷ đồng, tăng 11,8%.
6. Chỉ số giá
6.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2023 tăng 0,32% so với tháng trước; tăng 1,16% so với cùng kỳ năm 2022; tăng 0,76% so với tháng 12 năm 2022. Bình quân 7 tháng đầu năm 2023, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,08% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong mức tăng 0,32% của chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2023 so với tháng trước có 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, trong đó nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,13%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống và nhóm may mặc, mũ nón, giày dép cùng tăng 0,36%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,27%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,23%; nhóm giao thông tăng 0,21%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,05%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,03%. Các nhóm có chỉ số ổn định so với tháng trước là: nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm bưu chính viễn thông và nhóm giáo dục.
CPI tháng 7 năm 2023 tăng so với tháng trước chủ yếu do một số nguyên nhân: Tháng 7 là tháng cao điểm của mùa du lịch, lượng khách tham quan tăng mạnh tại các khu, điểm du lịch, hàng loạt chương trình, lễ hội phục vụ du khách và người dân thúc đẩy nhu cầu mua sắm phục vụ tiêu dùng của người dân địa phương và khách du lịch tăng. Các nhóm hàng tăng cụ thể: Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,13% chịu ảnh hưởng của nhóm bảo hiểm y tế tăng 20,81% do áp dụng theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 quy định mới mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; tiếp theo là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,36% chịu tác động 3 nhóm hàng chính: lương thực tăng 0,37%, kế tiếp là nhóm thực phẩm tăng 0,29% và nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,49%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,36%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,27%; chịu ảnh hưởng bởi nhóm đồ uống không cồn tăng 0,33%; nhóm rượu bia tăng 0,6%. Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,23% chịu ảnh hưởng bởi nước sinh hoạt tăng 4,1%, điện sinh hoạt tăng 4,24% do nhu cầu sử dụng điện, nước mùa hè tăng. Nhóm giao thông tăng 0,21% do tác động của nhóm vận tải hành khách bằng đường sắt tăng 3,96% và nhóm vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 26,1
Chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ bình quân 7 tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ tăng 2,08%. CPI bình quân tăng do chịu tác động của 4 nhóm hàng hóa chính sau:
Thứ nhất: Nhóm Giáo dục tăng 3,94% do nhóm đồ dùng học tập và văn phòng tăng 1,66%; trong đó, sản phẩm từ giấy tăng 4,71%; nhóm dịch vụ giáo dục tăng 4,26%.
Thứ hai: Nhóm Hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 3,73% do tác động tăng của nhóm lương thực tăng 7,11%; trong đó: gạo tăng 6,98%; bột mì và ngũ cốc khác tăng 13,6%; lương thực chế biến tăng 6,06%; nhóm thực phẩm tăng 3,7%; trong đó: thịt gia súc tăng 1,37%; thịt gia cầm tăng 9,42%; trứng các loại tăng 9,99%; thủy sản tươi sống tăng 5,22%; các loại đậu và hạt tăng 5,85%; rau tươi và khô chế biến tăng 7,06%.
Thứ ba: Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,24%; do chịu tác động của nhóm đồ uống không cồn tăng 2,43%, rượu bia tăng 4,5%; thuốc hút tăng 2,62%.
Thứ tư: Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,34%, do nhóm may mặc tăng 3,04%; trong đó: vải các loại tăng 5,07%; quần áo may sẵn tăng 2,62%; nhóm may mặc khác và mũ nón tăng 2,43%; nhóm giày, dép tăng 0,25%.
6.2. Chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
Giá vàng tại địa phương tháng 7 năm 2023 bình quân 5,451 ngàn đồng/chỉ, giảm 0,08% so với tháng trước; tăng 2,47% so với tháng 12/2022 và tăng 3,31% so với cùng kỳ; bình quân 7 tháng đầu năm 2023 giảm 0,76% so cùng kỳ.
Giá đô la Mỹ tại địa phương bình quân tháng 7 năm 2023 là 23.817 VND/USD, tăng 0,73% so tháng trước; giảm 1,2% so với tháng 12/2022 và tăng 1,36% so với cùng kỳ; bình quân 7 tháng đầu năm 2023 tăng 2,64% so cùng kỳ.
7. Một số vấn đề xã hội
7.1. Tình hình dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ
Trong tháng 7 năm 2023, ngành Y tế tỉnh Bình Định đã tổ chức tập huấn trực tuyến hướng dẫn giám sát, phòng chống dịch bệnh tay chân miệng; tiếp tục thực hiện kế hoạch triển khai tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 trên địa bàn tỉnh cho các đối tượng và kế hoạch tiêm bổ sung, nhắc lại vắc xin phòng Covid-19.
- Tình hình dịch bệnh Covid-19: Trong tháng phát hiện 78 ca mắc Covid-19, không có ca tử vong.
- Bệnh sốt xuất huyết: Trong tháng ghi nhận 211 ca mắc mới, không có trường hợp tử vong. Trong bảy tháng đầu năm phát hiện và xử lý 74 ổ dịch sốt xuất huyết, giảm 18,68% (-17 ổ dịch) so với cùng kỳ năm trước.
- Bệnh tay - chân - miệng: Trong tháng ghi nhận 122 ca mắc mới, phát hiện 07 ổ dịch tay chân miệng, cộng dồn 7 tháng đầu năm phát hiện 08 ổ dịch tay chân miệng, tăng 100% (+04 ổ dịch) so với cùng kỳ năm trước.
- Bệnh sốt phát ban nghi sởi/sởi/rubella: Trong tháng không ghi nhận ca mắc mới. Lũy kế bảy tháng đầu năm, ghi nhận 04 ca mắc sốt phát ban nghi sởi, tăng 04 ca so với cùng kỳ năm trước.
- Bệnh Cúm A/H5N1, Cúm A/H7N9 và các bệnh cúm gia cầm: Trong tháng không ghi nhận trường hợp mắc bệnh. Lũy kế bảy tháng đầu năm, ghi nhận 01 trường hợp, tăng 01 trường hợp so với cùng kỳ năm trước.
- Bệnh sốt rét: Trong tháng không ghi nhận ca mắc mới.Lũy kế bảy tháng đầu năm ghi nhận 01 ca sốt rét, tăng 01 vụ so với cùng kỳ năm trước.
- Tình hình bệnh dại và tiêm phòng dại: Trong tháng không phát hiện trường hợp nào.
7.2. Về Giáo dục
Trong tháng 7, Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức thành công kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và UBND tỉnh. Năm nay, toàn tỉnh có hơn 17.800 thí sinh đăng ký dự thi tại 43 điểm thi trên địa bàn tỉnh Bình Định. Sở Giáo dục và Đào tạo đã công bổ điểm chuẩn vào lớp 10 các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Ngày 12/6/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã ký quyết định ban hành thành lập trường Trung học phổ thông Bùi Thị Xuân (thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo) trên cơ sở tách trường Trung học phổ thông Hùng Vương.
7.3. Tai nạn giao thông
Trong tháng 7/2023 (từ ngày 15/6/2023 đến ngày 14/7/2023) trên địa bàn tỉnh xảy ra 10 vụ tai nạn giao thông, làm 7 người chết và 8 người bị thương. So với tháng trước, số vụ tai nạn giao thông tháng Bảy tăng 11,1% (+01 vụ), số người chết giảm 12,5% (-1 người) và số người bị thương tăng 700% (+7 người). So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông tháng Bảy tăng 42,9% (+03 vụ), số người chết tăng 16,7% (+1 người) và số người bị thương tăng 166,7% (+8 người).
Trong tháng, lực lượng cảnh sát giao thông đã kiểm tra, xử lý 5.142 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, phạt tiền gần 11 tỷ đồng, tạm giữ 1.189 lượt phương tiện vi phạm, tước giấy phép lái xe có thời hạn 979 trường hợp.
Tính chung 7 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm 51 người chết và 49 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông trong 7 tháng đầu năm 2023 giảm 6,6% (-05 vụ), số người chết giảm 27,1% (-19 người) và số người bị thương tăng 53,1%(+17 người). Bình quân 1 tháng trong 7 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh xảy ra 10 vụ tai nạn giao thông, làm 7 người chết và 7 người bị thương.
7.4. Tình hình vi phạm môi trường
Trong tháng 7/2023, trên địa bàn tỉnh Bình Định xảy ra 14 vụ vi phạm môi trường, tăng 27,3% (+3 vụ); số vụ vi phạm đã xử lý là 14 vụ, tăng 133,3% (+8 vụ); xử phạt 281,8 triệu đồng, tăng 155,8% (+171,7 triệu đồng) so với cùng kỳ. Cộng dồn 7 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh Bình Định xảy ra 44 vụ vi phạm môi trường, giảm 15,4% (-8 vụ); đã xử lý 43 vụ, giảm 18,9% (-10 vụ); số tiền xử phạt là 859,1 triệu đồng, giảm 4,4% (-39,7 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước.
7.5. Tình hình thiên tai
Trong tháng 7/2023, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã xảy ra 02 vụ thiệt hại do thiên tai gây ra, trong đó: 01 vụ sét đánh chết 02 người khi đang làm rẫy và 01 vụ gió lốc xoáy là tốc mái tôn 6 ngôi nhà khu nhà xưởng sản xuất của Công ty cổ phần phân bón và dịch vụ tổng hợp Bình Định; tăng 02 vụ so với cùng kỳ năm trước, tăng 02 vụ so với tháng trước. Ước thiệt hại là 8 triệu đồng. Các tổ chức, đơn vị, cá nhân thông qua chính quyền địa phương đã hỗ trợ gia đình bị sét đánh chết tổng giá trị 920 triệu đồng. Cộng dồn bảy tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã xảy ra 03 vụ thiệt hại thiên tai, bằng cùng kỳ năm trước./.