Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tỉnh Bình Định tháng 10 năm 2020 tăng 0,25% so tháng trước, tăng 2,29% so với cùng kỳ năm trước, giảm 0,09% so với tháng 12 năm trước, bình quân 10 tháng đầu năm 2020 tăng 3,12% so với cùng kỳ.
CPI tháng 10/2020 so với tháng trước: Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng có 6 nhóm hàng có chỉ số giá tăng: Tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,7%; trong đó, nhóm lương thực tăng 1,37% do mặt hàng bột mì và ngũ cốc khác tăng 3,09%, cụ thể như: khoai, sắn, ngô lần lượt tăng: 3,75%, 3,18%, 3,1%, do ảnh hưởng mưa lũ, nhu cầu gạo tiêu dùng của người dân tăng; thêm vào đó, nhu cầu nhập khẩu của các nước cũng tăng cao, nên đã tác động đến giá gạo cả tỉnh tăng 1,83%. Ngược lại, nhóm thực phẩm có chỉ số giảm 0,37%; do nguồn cung gia cầm nhiều, trong khi nhu cầu tiêu thụ tại các nhà hàng giảm do mưa bão khách du lịch ít, hoạt động của một số nhà hàng, quán ăn chưa quay lại hoạt động trở lại như trước làm cho nhóm hàng thịt gia cầm giảm 2,77%; trong đó, giá thịt gà giảm 2,86% , giá thịt gia cầm khác giảm 2,51%, cùng với đó giá thịt lợn giảm 3,23% do nguồn cung lợn trong nước tăng, lợn nhập khẩu từ Thái Lan nhiều kéo giá lợn hơi trong nước giảm, dao động giảm từ 67.000 - 74.000 đồng/kg nên đã kéo nhóm hàng thịt gia súc giảm 1,48%. Trong khi đó, có một số mặt hàng như: Rau tươi, khô và chế biến tăng 1,71%, cụ thể: cà chua tăng 8,7%, rau tươi khác tăng 2,3%, rau gia vị tươi, khô các loại tăng 1,75%, rau dạng quả củ tăng 1,62%, rau muống tăng 1,26%. Tương tự, giá các mặt hàng trái cây cũng tăng như: xoài tăng 2,87%, táo tăng 0,99%, chuối tăng 0,58%. Trứng gia cầm các loại tăng 0,84%. Thủy hải sản tươi sống khác (cá thu, cá nục, tôm, cua, mực) tăng 2,74% do ảnh hưởng của mưa bão, biển động, nguồn cung giảm nên giá tăng lên. Ăn uống ngoài gia đình tăng 2,6%, trong đó, nhóm hàng ăn ngoài gia đình tăng 2,84%; nhóm đồ ăn nhanh mang đi tăng 2,02%; uống ngoài gia đình tăng 1,19%. Kế tiếp là nhóm giáo dục tăng 0,35%; do các trường điều chỉnh học phí theo lộ trình tăng học phí của Tỉnh nên mức học phí mầm non ở các trường mầm non công lập tăng 2,38%; Giáo dục nghề nghiệp tăng 1,04%. Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,16%; do ảnh hưởng của giá gas tăng 1,92% (tăng 6.000 đồng/bình/12kg); tiếp theo là nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà tăng 0,87%. Hàng may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,15%; chủ yếu do hàng mũ nón tăng 0,74%, quần áo may sẵn tăng 0,25%. Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,05%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,01%. Có 3 nhóm: Đồ uống và thuốc lá; Thuốc và dịch vụ y tế; bưu chính viễn thông có chỉ số giá ổn định. Riêng nhóm giao thông giảm 0,5%; do mặt hàng nhiên liệu giảm 0,11%, phương tiện đi lại giảm 1,04%. Thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,31%, do vào mùa mưa nên giá các mặt hàng điều hòa nhiệt độ giảm 0,47%, tủ lạnh giảm 1,06%. Giá vàng thế giới giảm đã ảnh hưởng đến giá vàng trong nước. Giá vàng tại thị trường trong tỉnh bình quân 5.131 ngàn đồng/chỉ, giảm 1,28%. Giá đô la Mỹ tại địa phương bình quân tháng 10 năm 2020 là 23.273 VND/USD, tăng 0,01% so tháng trước. Chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tháng 10 năm 2020 so với cùng kỳ tăng 2,29%. Trong 11 nhóm hàng chính, có 7 nhóm có chỉ số tăng lần lượt là: nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 10,05%, (lương thực tăng 9,97%; thực phẩm tăng 13,96%; thịt chế biến tăng 30,8%);nhóm Giáo dục tăng 5,32%, trong đó, dịch vụ giáo dục tăng 6,21%; nhóm May mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,61%; nhóm Đồ uống thuốc lá tăng 1,19%; nhóm Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,17%;Thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,26%; nhóm Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,07%. Có 3 mặt hàng có chỉ số giảm là: nhóm Giao thông giảm 13,34%, trong đó, nhóm nhiên liệu giảm 24,8% là nhóm có tác động mạnh đến chỉ số nhóm giao thông; kế đến nhóm Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 7,7%, trong đó, nhóm nhà ở giảm 8,11%, điện và dịch vụ điện giảm 9,95%;nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 6,3%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,01%. Chỉ số giá vàng tăng 22,8%, giá đô la Mỹ tăng 0,03% so với cùng kỳ./.