Chỉ số giá tiêu dùng và dịch vụ tháng 11/2020

Thứ ba - 24/11/2020 08:31
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tỉnh Bình Định tháng 11 năm 2020 tăng 0,5% so tháng trước; tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước; tăng 0,41% so với tháng 12 năm trước; bình quân 11 tháng đầu năm 2020 tăng 2,98% so với cùng kỳ.
CPI tháng 11/2020 so với tháng trước: Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng có 6 nhóm hàng có chỉ số giá tăng so với tháng trước: Tăng cao nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,56%; trong đó, nhóm lương thực tăng 1,35%; tăng chủ yếu ở các mặt hàng gạo tăng 1,99%; ngược lại, giá mặt hàng khoai lang giảm 0,92%, do nguồn cung dồi dào từ ngoài tỉnh chuyển vào. Chỉ số giá thực phẩm tăng 2,1% do ảnh hưởng của hai cơn bão liên tiếp tại tỉnh gây thiệt hại trên toàn tỉnh; nguồn cung các mặt hàng thực phẩm bị gián đoạn. Rau tươi, khô và chế biến tăng 9,32% do ảnh hưởng của mưa bão nên nguồn rau xanh giảm, nhất là các loại rau ăn lá đến kỳ thu hoạch như bắp cải, rau muống, rau tươi khác. Cụ thể: rau muống tăng 25,52%, bắp cải tăng 13,23%, cà chua tăng 9,28%, rau tươi khác tăng 9,64%, rau chế biến các loại tăng 3,73%, rau dạng quả củ tăng 9,65%. Tương tự, giá các mặt hàng trái cây cũng tăng như: quả tươi khác tăng 2,13%, xoài tăng 1,25%, chuối tăng 1,05%. Giá trứng gia cầm các loại tăng 4,67%. Thịt gia cầm tăng 3,98%, do giá thịt gà tăng 4,39%, thịt gia cầm khác tăng 1,64% vì nhu cầu hiếu, hỷ tăng cao. Các mặt hàng thủy hải sản tươi sống tăng 3,84%, trong đó cá tươi các loại tăng 4,06%, tôm tươi tăng 3,27% và các loại thủy sản tươi sống khác như cua, mực tăng 3,16%. Ăn uống ngoài gia đình tăng 0,59%, trong đó, nhóm hàng ăn ngoài gia đình tăng 0,4%; nhóm đồ ăn nhanh mang đi tăng 1,94%; uống ngoài gia đình tăng 0,32%. Ngược lại, các nhóm  hàng có chỉ số giá giảm giúp kìm hãm mức tăng chỉ số giá chung của nhóm thực phẩm: Do nguồn cung gia súc dồi dào cùng với đó giá thịt heo hơi giảm, dao động từ  60 - 65 ngàn đồng/kg nên kéo nhóm hàng thịt gia súc giảm 0,91%. Giá thịt chế biến giảm 1,04% như thịt quay, giò, chả giảm do tác động cùng với giá của thịt gia súc. Giá một số mặt hàng trái cây do nhu cầu tiêu dùng giảm trong mùa lạnh, nên chỉ số giá các mặt hàng quả tươi và chế biến giảm 0,17% do giá các loại cam, quýt (quả có múi) giảm 5,49%. Kế tiếp là nhóm Hàng may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,14%, chủ yếu do tiền công may quần áo tăng 0,77% do nhu cầu tăng  ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và Noel; Quần áo may sẵn tăng 0,14%. Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,12%, do ảnh hưởng của giá gas tăng 5,02% (tăng 16.000 đồng/bình/12kg); tiếp theo là nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà tăng 1,16%. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,08%, do hoa tươi tăng 4,3% do nhu cầu tiêu dùng tăng, vì tháng này có ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), thêm vào đó vì mưa bão hoa bị hư nhiều nên phần nào tác động đến chỉ số giá chung của nhóm. Hàng hóa và dịch vụ khác; nhóm Thuốc và dịch vụ y tế đều có chỉ số tăng 0,01%. Có 3 nhóm chỉ số ổn định: Đồ uống và thuốc lá; Giáo dục; Bưu chính viễn thông. Có 2 nhóm có chỉ số giảm: Nhóm giao thông giảm 0,74%, do Liên Bộ Tài chính và Công Thương đã điều chỉnh giảm giá xăng dầu vào ngày 11/11/2020 với mức giảm: xăng A95 giảm 240 đồng/lít, xăng E5 giảm 230 đồng/lít, dầu diezel giảm 390 đồng/lít so với giá ngày 27/10/2020. Thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,06%, do vào mùa mưa nên giá các mặt hàng điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, máy hút bụi giảm.
Giá vàng thế giới tăng đã ảnh hưởng đến giá vàng trong nước. Giá vàng tại thị trường trong tỉnh bình quân 5.151 ngàn đồng/chỉ, tăng 0,4%. Giá đô la Mỹ tại địa phương bình quân tháng 11 năm 2020 là 23.269 VND/USD, giảm 0,02% so tháng trước.
 Chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tháng 11 năm 2020 so với cùng kỳ tăng 1,6%. Trong 11 nhóm hàng chính, có 7 nhóm có chỉ số tăng lần lượt là: nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 7,85%, (lương thực tăng 11,27%, thực phẩm tăng 10,05%, ăn uống ngoài gia đình tăng 2,76%); nhóm Giáo dục tăng 5,32%, ảnh hưởng bởi dịch vụ giáo dục tăng 6,21%; nhóm May mặc, mũ nón, giày dép tăng 1,75%; nhóm Đồ uống thuốc lá tăng 1,19%; nhóm Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,14%; Thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,2%; nhóm Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08%. Có 3 mặt hàng có chỉ số giảm là: nhóm Giao thông giảm mạnh 13,3%, giảm nhiều nhất là nhóm nhiên liệu giảm 24,93% là nhóm có tác động mạnh đến chỉ số nhóm giao thông; kế đến nhóm Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 7,18%, trong đó, nhóm nhà ở giảm 7,68%, điện và dịch vụ điện giảm 9,65%; nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 2,6%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,01%.
Chỉ số giá vàng tăng 23,44%, giá đô la Mỹ tăng 0,03% so với cùng kỳ./.
 

Tác giả bài viết: Huỳnh Thị Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Số 757/QĐ-CTK

Quyết định ban hành lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 123 | lượt tải:39

Số 62/2024/NĐ-CP

Nghị định Số 62/2024/NĐ-CP

lượt xem: 172 | lượt tải:47

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 532 | lượt tải:110

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 529 | lượt tải:380

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 577 | lượt tải:147
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay4,252
  • Tháng hiện tại186,620
  • Tổng lượt truy cập50,324,940
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây