Chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tỉnh Bình Định Tháng 7/2023

Thứ ba - 25/07/2023 14:05
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tỉnh Bình Định tháng 7 năm 2023 tăng 0,32% so tháng trước; tăng 1,16% so với cùng kỳ năm trước; tăng 0,76% so với tháng 12 năm trước; bình quân 7 tháng đầu năm 2023 tăng 2,08% so với cùng kỳ.
hình cpi 7 2023
hình cpi 7 2023
Tháng 7 là tháng cao điểm của mùa du lịch, lượng khách tham quan tăng mạnh tại các khu, điểm du lịch như: Hầm Hô, Bảo tàng Quang Trung, Kỳ Co, Eo Gió, Hòn Khô, Ghềnh Ráng - Tiên Sa, Hàn Mạc Tử. Bên cạnh đó, trong tháng 7, tại tỉnh Bình Định diễn ra hàng loạt chương trình, lễ hội như: Giải Võ cổ truyền các võ đường tỉnh Bình Định tranh cúp Hoàng đế Quang Trung năm 2023, Liên hoan Diều Quy Nhơn – Bình Định, Vòng Chung kết toàn quốc Miss World Việt Nam 2023, Gala Xiếc Việt Nam – Lào 2023 tại TP. Quy Nhơn, thúc đẩy nhu cầu mua sắm phục vụ tiêu dùng của người dân địa phương và khách du lịch tăng.
So với tháng trước: Tháng này 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính tăng giá so với tháng trước, đó: nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,13%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống và nhóm may mặc, mũ nón, giày dép cùng tăng 0,36%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,27%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,23%; nhóm giao thông tăng 0,21%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,05%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,03%. Có 3/11 nhóm ổn định giá : nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm bưu chính viễn thông nhóm giáo dục.
Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tháng 7/2023 so với tháng 6/2023: Chỉ số Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,36% so với tháng trước, chịu tác động 3 nhóm hàng chính: Chỉ số nhóm lương thực tăng 0,37% so với tháng trước do tác động tăng giá của các mặt hàng gạo tăng 0,4%. Cùng với đó, giá nhóm hàng lương thực chế biến tăng 0,32% như: bánh mì; bún, bánh phở, bánh đa; mỳ sợi, mỳ, phở/cháo ăn liền; miến lần lượt tăng: 0,25%, 0,54%, 0,27%, 0,56%.
Chỉ số giá nhóm thực phẩm tăng 0,29% do giá các mặt hàng thực phẩm thiết yếu tăng. Nhóm thịt gia súc tươi sống chung tăng 0,59% so với tháng trước, do chủ yếu thịt lợn tăng 1,1%, thịt bò tăng 0,09%, các sản phẩm nội tạng tăng 0,2%; kéo theo các mặt hàng thịt chế biến tăng 0,15% do tác động của nhóm thịt quay, giò chả tăng 0,17%. Bên cạnh đó, nhóm thịt gia cầm tươi sống cũng tăng 0,22%, ảnh hưởng bởi giá thịt gà tăng 0,23%, nhóm thịt gia cầm khác tăng 0,17%, các mặt hàng trứng các loại tăng 1,81%. Tháng này, tại địa phương thời tiết tiếp tục nắng nóng, thuận lợi cho việc đánh bắt, khai thác thủy sản. Tuy nhiên, trong tháng rơi vào tháng du lịch nên nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủy sản tăng, dẫn đến nhóm thủy sản tươi sống tăng 0,28%, ảnh hưởng bởi sự tăng giá của cá tươi hoặc ướp lạnh tăng 0,69%; trong đó: mặt hàng cá quả, cá chép, cá thu, cá nục lần lượt tăng 1,29%; 1,29%; 1,03%; 0,35%; thủy hải sản tươi sống khác tăng 0,51%. Ngược lại, tôm tươi hoặc ướp lạnh giảm 1,29%, cụ thể: tôm rảo, tôm nuôi nước ngọt giảm 1,93%; tôm đồng loại nhỏ giảm 0,6% do nhu cầu xuất khẩu tôm giảm trong khi nguồn cung lại dồi dào.
Trong tháng thời tiết tiếp tục nắng nóng cùng với hết mùa vụ gieo trồng chính của một số loại rau tươi, khô và chế biến, trong khi nhu cầu tiêu dùng tăng cao dẫn đến nhập thêm từ nguồn cung cấp ngoài tỉnh; do đó, chỉ số giá của nhóm hàng này tăng 1,01%, trong đó: bắp cải, su hào, khoai tây, đỗ quả tươi, rau dạng quả củ, măng tươi, rau tươi khác, rau chế biến các loại, rau khô các loại, rau gia vị tươi khô các loại lần lượt tăng 7,12%; 0,6%; 1,4%; 0,68%; 3,71%; 2,21%; 0,77%; 0,79%; 0,07%; 2,33%. Cùng với đó, nhóm các loại đậu và hạt tăng 0,25% so với tháng trước, ảnh hưởng chủ yếu do đậu hạt các loại tăng 0,5%. Hiện nay, giá bán mặt hàng này trên thị trường vẫn cao do nhu cầu tiêu dùng phục vụ sức khỏe tăng như: đậu xanh hạt và đậu đen hạt loại 1 tăng lần lượt: 0,15% và 3,45%.
Ngược lại, đang vào chính vụ thu hoạch trái cây, giá các loại quả tươi, chế biến giảm 1,39%; trong đó: quả có múi giảm 0,69%; chuối giảm 1,52%; táo giảm 3,09%; xoài giảm 1,09%; quả tươi khác giảm 1,82% do nguồn cung trái cây dồi dào.
Trong tháng có nhiều chương trình, lễ hội diễn ra, lượng khách du lịch tăng, làm cho chỉ số giá nhóm lương thực tăng 0,37%, nhóm thực phẩm tăng 0,29% dẫn đến nhu cầu tiêu dùng ăn uống tăng cao, giá dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 0,49% so với tháng trước; trong đó, giá ăn ngoài gia đình tăng 0,6%; uống ngoài gia đình tăng 0,29%.
Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,27%; trong đó: nhóm đồ uống không cồn tăng 0,33%; nhóm rượu bia tăng 0,6% do nhu cầu tiêu dùng tháng du lịch tăng. Nhóm hàng may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,36%, do nhu cầu mua sắm tăng phục vụ mùa du lịch và vào mùa nắng nóng; nhóm quần áo may sẵn mặc mùa hè tăng 0,6%, nhóm may mặc khác và mũ nón tăng 0,48%.
Chỉ số nhóm Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,23% so với tháng trước. Tăng chủ yếu ở nhóm nước sinh hoạt tăng 4,1%, điện sinh hoạt tăng 4,24%, do thời tiết nắng nóng, nhu cầu tiêu thụ điện, nước tăng. Ngược lại, nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở  giảm 2,39%, chịu tác động của vật liệu bảo dưỡng nhà ở chính giảm 2,96%; trong đó: thép tròn trơn giảm 5,73%, thép cây đốt giảm 10,55% do giá thép thế giới giảm. Nhóm gas và các loại chất đốt khác giảm 2,48%; trong đó: gas giảm 2,83%.
Chỉ số giá Giao thông tăng 0,21% so với tháng trước, do Liên Bộ Tài chính và Công Thương có 1 lần điều chỉnh giảm giá ngày 03/7/2023 và 2 lần điều chỉnh tăng giá vào ngày 11/7/2023, 21/7/2023; cụ thể: xăng A95 giảm 59 đồng/lít, dẫn đến nhóm nhiên liệu giảm 0,09%; trong đó: xăng giảm 0,12%. Ngược lại, dầu Diezel tăng 722 đồng/lít, dẫn đến nhóm dầu Diezel tăng 3,93% so với tháng trước. Chỉ số nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 3,13% so với tháng trước chịu tác động mạnh của nhóm bảo hiểm y tế tăng 20,81% do áp dụng theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 quy định mới mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Giá vàng tại thị trường trong tỉnh bình quân 5.451 ngàn đồng/chỉ, giảm 0,08% so tháng trước. Giá đô la Mỹ bình quân tháng 7/2023 là 23.817 VND/USD, tăng 0,73% so tháng trước.
Diễn biến Chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ bình quân 7 tháng năm 2023 tăng 2,08% so với cùng kỳ. Trong 11 nhóm hàng chính, có 9 nhóm có chỉ số tăng lần lượt như sau: Tăng cao nhất là nhóm giáo dục tăng 3,94%; tiếp theo là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,73%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,24%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,34%; nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 2%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 1,89%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 1,77%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,39%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,34%. Ngược lại, nhóm giao thông giảm 4,51%. Duy chỉ có nhóm thuốc và dịch vụ y tế có chỉ số giá ổn định.
Chỉ số giá vàng giảm 0,76%; ngược lại đô la Mỹ tăng 2,64% so với cùng kỳ.
 

Tác giả bài viết: Mai Lê Xuân Quỳnh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 321 | lượt tải:66

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 270 | lượt tải:144

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 272 | lượt tải:84

Số: 1082/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2023

lượt xem: 155 | lượt tải:36

Số: 879/QĐ-TCTK

Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045

lượt xem: 1015 | lượt tải:256
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập212
  • Máy chủ tìm kiếm81
  • Khách viếng thăm131
  • Hôm nay26,513
  • Tháng hiện tại634,084
  • Tổng lượt truy cập41,981,881
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây