Chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng Tháng 02/2023

Thứ năm - 23/02/2023 18:11
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tỉnh Bình Định tháng 02 năm 2023 tăng 0,1% so tháng trước; tăng 3,25% so với cùng kỳ năm trước; tăng 0,97% so với tháng 12 năm trước; bình quân 2 tháng đầu năm 2023 tăng 3,41% so với cùng kỳ.
Chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng Tháng 02/2023
So với tháng trước: Có 3/11 nhóm tăng giá, đó là: Nhóm giao thông tăng 2,12%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,92%; nhóm giáo dục tăng 0,01%. Ngược lại, có 5 nhóm hàng hóa và dịch vụ giảm: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,45%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,28%; nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 2,2%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,09%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,06%. Các nhóm có chỉ số ổn định là: nhóm may mặc, mũ nón, giày dép; nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm bưu chính viễn thông.
Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng và hàng hóa tháng 02/2023 so với tháng 01/2023: Nhóm Giao thông tăng 2,12%, do điều chỉnh gíá của Liên Bộ Tài chính - Công thương, chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 5,16%; trong đó, xăng dầu tăng 5,73%; dầu mỡ nhờn tăng 0,58%; diezel tăng 0,01%. Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tháng 02/2023 tăng 0,92% do điện sinh hoạt tăng 0,41%; nước sinh hoạt tăng 2,82%; gas và các loại chất đốt khác tăng 14,72%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (-0,45%); lương thực tăng 1,47% tác động tăng giá của các mặt hàng phục vụ tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 như: bột mỳ và ngũ cốc khác và lương thực chế biến tăng 4,48%; giá gạo tăng 1,64%; trong đó: gạo tẻ thường tăng 1,76%, gạo tẻ ngon tăng 1,0%, gạo nếp tăng 0,29%; lương thực chế biến tăng 0,65%. Nguyên nhân nhóm hàng lương thực tăng vì gạo xuất khẩu tăng mạnh - chất lượng gạo Việt Nam dần được khẳng định thương hiệu và chất lượng sản phẩm, cùng với đó gạo tăng kéo theo một số các mặt hàng khác tăng như bún, bánh phở, bánh đa tăng 2,75%. Chỉ số giá Thực phẩm tháng 02/2023 giảm 0,93% so với tháng trước, do giá các mặt hàng thực phẩm thiết yếu giảm và trở lại giá ổn định sau Tết. Nhóm thịt gia súc tươi sống chung giảm 2,28%, do nhu cầu tiêu dùng sau tết Nguyên đán giảm như: giá thịt lợn giảm 3,05%, thịt bò giảm 1,59%, các sản phẩm nội tạng giảm 1,09%; kéo theo các mặt hàng thịt chế biến giảm 1,1% như: Thịt quay, giò, chả giảm 1,21% do nhu cầu giảm sau Tết; tương tự, các mặt hàng trứng các loại giảm 0,43%. Tháng này, thủy sản tươi sống giảm 1,98% do sau dịp Tết Nguyên đán giá giảm xuống đáng kể và nguồn cung thủy sản dồi dào bên cạnh đó, việc đánh bắt thủy sản thuận lợi đạt sản lượng cao, dẫn đến chỉ số nhóm thủy sản tươi sống giảm 1,98%; trong đó, cá tươi, hoặc ướp lạnh giảm 2,23%; tôm tươi hoặc ướp lạnh giảm 1,73%; thủy sản tươi sống khác giảm 0,23%. Chỉ số giá rau tươi, khô và chế biến giảm 0,21% do một số loại rau giảm giá sau đợt Tết Nguyên đán như: bắp cải, khoai tây, rau muống, măng tươi, rau gia vị tươi, khô các loại; rau củ đông lạnh lần lượt giảm: 2,34%; 3,3%;2,58%; 1,25%; 0,79%; 3,9%. Bên cạnh đó, giá một số loại rau quả nhập từ nguồn cung cấp ngoài tỉnh như: su hào, cà chua, đỗ quả tươi; rau dạng quả, củ, rau chế biến các loại lần lượt tăng: 0,17%; 1,25%; 3,87%; 0,69%. Ngược lại, thịt gia cầm tươi sống tăng 0,38% so với tháng trước, ảnh hưởng chủ yếu do giá thịt gà vẫn giữ ở mức tăng 0,57%. Ăn uống ngoài gia đình và giá thực phẩm giảm; thêm vào đó trong tháng này do giá dịch vụ ăn uống đã trở về mặt bằng của kỳ giá tháng trước Tết Nguyên đán; dẫn đến các mặt hàng dịch vụ ăn uống ngoài gia đình giảm như: ăn ngoài gia đình giảm 0,05%; uống ngoài gia đình giảm 0,11%. Nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,28% so với tháng trước; giảm chủ yếu ở nhóm dịch vụ giải trí hoa, cây cảnh, vật cảnh giảm 4,75%. Nguyên nhân nhu cầu sau Tết Nguyên đán giảm, nên giá hoa sau Tết giảm mạnh. Nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 2,2% so với tháng trước, chủ yếu giảm ở đồ uống không cồn; rượu bia; thuốc hút lần lượt: 0,62%; 2,19%; 2,75%, do nhu cầu sau Tết Nguyên đán giảm.
Giá vàng tại thị trường trong tỉnh bình quân 5.349 ngàn đồng/chỉ, tăng 0,11%; Giá đô la Mỹ tại địa phương bình quân tháng 02 năm 2023 là 23.735 VND/USD, tăng 0,4% so tháng trước.
Diễn biến Chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ bình quân năm 2023 tăng 3,41% so với cùng kỳ. Trong 11 nhóm hàng chính, có 10 nhóm có chỉ số tăng lần lượt như sau: Tăng cao nhất là nhóm giáo dục tăng 9,2%; tiếp theo là nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 5,01%; nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 4,43%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 3,72%; nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 3,35%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 2,23%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,97%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 2,08%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,84%; giao thông tăng 0,59%. Duy chỉ có nhóm thuốc và dịch vụ y tế có chỉ số giá ổn định.
Chỉ số giá vàng giảm 0,78%; ngược lại, đô la Mỹ tăng 3,59% so với cùng kỳ./.

Tác giả bài viết: Lê Thị Phượng Liên

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 321 | lượt tải:66

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 270 | lượt tải:144

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 273 | lượt tải:84

Số: 1082/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2023

lượt xem: 155 | lượt tải:36

Số: 879/QĐ-TCTK

Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045

lượt xem: 1015 | lượt tải:256
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập146
  • Máy chủ tìm kiếm53
  • Khách viếng thăm93
  • Hôm nay29,239
  • Tháng hiện tại636,810
  • Tổng lượt truy cập41,984,607
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây