Tăng trưởng Tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tỉnh Bình Định bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 6,4%

Thứ ba - 20/10/2020 08:46
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh, đánh giá chung, kinh tế tỉnh Bình Định tiếp tục tăng trưởng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năng suất lao động được nâng lên: GRDP tăng bình quân hàng năm 6,4%; trong đó: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,04%, công nghiệp - xây dựng tăng 9,13%, dịch vụ tăng 6,16%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 7,96%.
Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định
Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định
Tốc độ tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2016-2020
ĐVT Nghị quyết ĐH XIX Kết quả thực hiện
GRDP % 8,0 6,40
+ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản % 3,5 4,04
+ Công nghiệp - Xây dựng % 12,5 9,13
+ Dịch vụ % 6,5 6,16
+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm % 10,0 7,96

Cơ cấu kinh tế tỉnh Bình Định năm 2020: nông, lâm nghiệp và thủy sản 27,6%; công nghiệp - xây dựng 28,6%; dịch vụ 39,3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 4,5% (so với năm 2015: nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 3,9%; công nghiệp - xây dựng tăng 3,7%; dịch vụ giảm 0,1%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,3%). Năng suất lao động xã hội tăng bình quân hàng năm 6,5% (Kế hoạch tăng 6,06%).
 
Chuyển dịch cơ cấu GRDP
năm 2020 so với năm 2015
ĐVT Nghị quyết ĐH XIX Kết quả thực hiện
- Chi theo khu vực: - - -
+ Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản % -6,7 -3,9
+ Công nghiệp - Xây dựng % +6,6 +3,7
+ Dịch vụ % +0,8 -0,1
+ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm % -0,7 +0,3

Như vậy, tăng trưởng Tổng sản phẩm địa phương bình quân giai đoạn 2016-2020 thấp hơn 1,6% so với Kế hoạch. Trong nhiệm kỳ vừa qua, trên địa bàn tỉnh Bình Định, việc thu hút các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp có quy mô lớn, làm động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ đồng hành phát triển, tạo ra giá trị sản xuất có tỷ lệ giá trị gia tăng cao và khối lượng sản phẩm có thương hiệu mạnh trên thị trường khu vực, hướng tới mục tiêu xuất khẩu nằm trong chuỗi cung ứng quốc tế còn hạn chế nhất định, chưa đạt như kỳ vọng. Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn hiện nay có quy mô vừa và nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh chưa cao, chưa có doanh nghiệp lớn làm đầu tàu tạo đột phá phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Tính đến 31/12/2019, tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh là 5.756 doanh nghiệp (trong tổng số 6.441 doanh nghiệp; như vậy, có 685 doanh nghiệp không có phát sinh các hoạt động kinh tế). Trong tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, số doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ chiếm 97,4% tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh (số doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chiếm 94%).
Giá trị tăng thêm khu vực công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 9,13%/năm (Kế hoạch tăng 12,5%). Trong đó, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp giai đoạn 2016-2020 tăng bình quân 9,26%/năm (Kế hoạch tăng 12,0%). Do đó, chuyển dịch cơ cấu theo xu hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng còn chậm. Năm 2020 so với năm 2015, tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng trong GRDP tăng 3,7% (Kế hoạch tăng 6,6%). Trong đó, tỷ trọng ngành công nghiệp trong GRDP năm 2020 so với năm 2015 tăng 3% (Kế hoạch tăng 4,7%).
Ngoài ra, do tác động tiêu cực của Dịch bệnh Covid-19, ước tính năm 2020 khu vực dịch vụ có mức tăng trưởng rất thấp (ước đạt 3,1%), làm cho tăng trưởng bình quân 5 năm 2016-2020 của khu vực dịch vụ chỉ đạt 6,16% (Nghị quyết Đại hội XIX tăng 6,5%), (không tính năm 2020, tăng trưởng bình quân 4 năm 2016-2019 của khu vực dịch vụ đạt 6,94%).  
Tuy mức tăng trưởng chưa đạt như kỳ vọng, nhưng với mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 6,4% ghi nhận nỗ lực lớn của tỉnh Bình Định trong chỉ đạo, điều hành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm qua, quy mô nền kinh tế của tỉnh Bình Định thể hiện qua Tổng sản phẩm địa phương (theo giá hiện hành) ngày càng được mở rộng, năm 2015 đạt 55.957,9 tỷ đồng, đến năm 2020 ước đạt 88.389 tỷ đồng. Quy mô GRDP theo giá hiện hành đến năm 2020 gấp 1,58 lần so với 5 năm trước.
Năm 2015, quy mô GRDP theo giá hiện hành của Bình Định xếp thứ 7 trong 14 tỉnh/thành phố Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung. Đến năm 2019, vị thứ của Bình Định không thay đổi.
Với quy mô nền kinh tế và kết quả về tăng trưởng đạt được thời gian qua; đồng thời với việc một số dự án trọng điểm nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đi vào hoạt động và chuẩn bị triển khai trong thời gian tới, hoạt động sản xuất các ngành công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh được kỳ vọng có nhiều động lực sớm phục hồi, phát triển sau dịch Covid-19./.
 

Tác giả bài viết: Trần Trung Hiếu

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Số 757/QĐ-CTK

Quyết định ban hành lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 75 | lượt tải:26

Số 62/2024/NĐ-CP

Nghị định Số 62/2024/NĐ-CP

lượt xem: 113 | lượt tải:33

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 475 | lượt tải:100

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 483 | lượt tải:335

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 519 | lượt tải:140
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay3,699
  • Tháng hiện tại93,026
  • Tổng lượt truy cập49,691,787
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây