Kết quả sau hơn một năm tái đàn lợn tại Bình Định

Thứ sáu - 16/04/2021 08:37
Năm 2020, giá trị sản xuất ngành ngành chăn nuôi lợn tăng 6,8% tiếp tục là điểm sáng của nền kinh tế, góp phần tăng trưởng tổng sản phẩm địa phương 3,61%, tốc độ tăng cao nhất trong các tỉnh trọng điểm miền Trung.
Kết quả sau hơn một năm tái đàn lợn tại Bình Định
Vào quý IV/2019, ảnh hưởng dịch tả lợn Châu Phi người chăn nuôi tỉnh nhà đã ồ ạt bán lợn, đặc biệt số lợn nái giảm đáng kể làm cho giá lợn giống trong những tháng đầu năm 2020 tăng cao, vì cung không đủ cầu; Thêm vào đó, giá lợn hơi không ổn định nên người chăn nuôi ngại tái đàn. Trước tình hình đó, ngày 07 tháng 5 năm 2020, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 2046/QĐ-UBND về việc quy định hỗ trợ phát triển tái đàn lợn trên địa bàn tỉnh, tổng nguồn vốn hỗ trợ lên đến 150 tỷ đồng, mức cho vay tối đa 100 triệu đồng/hộ chăn nuôi, lãi suất 0%. Chính sách hỗ trợ cho vay không tính lãi là động lực giúp cho người dân mạnh dạn tái đàn, đặc biệt là chú trọng vào lựa chọn con giống chất lượng cao. Đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y cũng đã có các giải pháp phòng chống, xịt khử trùng các cơ sở chăn nuôi để dịch bệnh không xâm nhiễm vào.

Tổng đàn lợn qua các năm
 
01/01/ 2017
(con)

01/01/ 2018
(con)

01/01/ 2019
(con)

01/01/ 2020
(con)

01/01/ 2021
(con)

2020 so
01/01/ 2017 (%) 01/01/ 2018 (%) 01/01/ 2019 (%) 01/01/ 2020 (%)
Tổng đàn
(Không tính lợn con chưa tách mẹ)
837.041 654.511 758.33 593.7 666.87 79,67 101,89 87,94 112,32
Trong đó:                  
- Lợn thịt 660.660 518.659 619.524 491.821 540.791 81.86 104,27 87,29 109,96
- Lợn nái 175.099 134.576 137.533 100.721 124.792 71,27 92,73 90,74 123,90

Sau hơn một năm thực hiện Quyết định số 2046/QĐ-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2020 của UBND tỉnh Bình Định, tổng đàn lợn (không kể lợn con chưa tách mẹ) trên địa bàn toàn tỉnh thời điểm 01/01/2021 đạt 666.870 con, tăng 12,32% so với cùng kỳ, giảm 12,06% so với thời điểm 01/01/2019, giảm 20,33% so với thời điểm 01/01/2017, giảm 5,52%/năm (giai đoạn 2017-2020). Như vậy, sau tác động của dịch tả lợn Châu Phi năm 2019, tuy đàn lợn đã dần phục hồi nhưng vẫn chưa đạt mức tổng đàn như trước khi xảy ra dịch. Sau quá trình tiêu hủy và bán tháo khi dịch bệnh, đàn lợn nái đã được đầu tư và tăng mạnh trở lại trong 6 tháng cuối năm 2020. Tại thời điểm 01/01/2021, đàn lợn nái tỉnh Bình Định đạt 124.792 con, tăng 23,9% so với cùng kỳ đã cung cấp kịp thời số lượng lợn giống cho bà con chăn nuôi tại địa phương và góp phần làm giảm giá lợn giống (tháng 7/2020 giá lợn giống dao động từ 240.000 đến 250.000 đồng/kg, tháng 12 giá lợn giống đã giảm xuống và dao động từ 200.000 đến 212.000 đồng/kg).
Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2020 đạt 118.287,1 tấn, tăng 2,37% so với cùng kỳ; 6 tháng đầu năm 2020, vì tâm lý lợn bị dịch bệnh và giá thịt lợn ở mức cao, người tiêu dùng thay đổi thói quen dùng thịt lợn sang dùng thực phẩm khác thay thế đã làm cho sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng chỉ đạt 54.222,9 tấn giảm 5,23% so cùng kỳ. Đến 6 tháng cuối năm 2020, khi dịch bệnh đã được khống chế, người chăn nuôi bắt đầu tái đàn trở lại cộng với tâm lý người tiêu dùng tiêu thụ mạnh thịt lợn trở lại nên sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 64.064,2 tấn tăng 9,82% so với cùng kỳ, góp phần nâng sản lượng thịt lợn hơi cả năm tăng nhẹ (2,37%). Tuy nhiên, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2020 vẫn còn thấp hơn 2,38% so với năm 2018; Sản lượng thịt lợn hơi bình quân giảm 0,45%/năm trong giai đoạn 2017-2020.

Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng qua các năm
  2016 2017 2018 2019 2020  2020 so
(tấn) (tấn) (tấn) (tấn) (tấn) 2016 (%) 2017 (%) 2018 (%) 2019 (%)
Sản lượng thịt lợn xuất chuồng   120,444.70   114,732.90   121,174.06   115,547.06   118,287.10       98.21       98.21
97.62

102.37

Chăn nuôi lợn tỉnh Bình Định ngày càng có xu hướng phát triển, nhưng chủ yếu hộ chăn nuôi với quy mô nhỏ (chiến 96,92%). Người chăn nuôi chưa mạnh dạn áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nên sản lượng và chất lượng thịt lợn chưa cao, trong khi nhu cầu của người tiêu dùng về thịt lợn sạch, an toàn ngày càng tăng.
Để ngành chăn nuôi lợn Bình Định phát triển theo hướng bền vững, cần nhân rộng mô hình chăn nuôi hữu cơ an toàn sinh học; Thay đổi thói quen chăn nuôi của hộ gia đình như sử dụng thức ăn thừa làm thức ăn cho lợn, lợn nái thường được lấy từ đàn lợn thịt trước đó; Người chăn nuôi cần chú trọng hơn trong việc lựa chọn con giống để thả nuôi, bởi chất lượng của lợn thịt phụ thuộc rất nhiều vào con giống; Bên cạnh đó, để phát triển ngành chăn nuôi lợn không chỉ là công việc của ngành chăn nuôi và thú y mà cần phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người chăn nuôi./.
 

Tác giả bài viết: Lê Thị Thanh Nhàn

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Số 757/QĐ-CTK

Quyết định ban hành lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 76 | lượt tải:26

Số 62/2024/NĐ-CP

Nghị định Số 62/2024/NĐ-CP

lượt xem: 116 | lượt tải:33

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 479 | lượt tải:100

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 484 | lượt tải:337

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 520 | lượt tải:141
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay5,385
  • Tháng hiện tại105,189
  • Tổng lượt truy cập49,703,950
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây