Một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2019

Thứ hai - 30/03/2020 16:48
Kinh tế tỉnh Bình Định tăng trưởng giai đoạn 2016-2019 đạt bình quân 6,87%; một số công trình trọng điểm của tỉnh đã hoàn thành, đưa vào sử dụng góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, an sinh xã hội được đảm bảo. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, nguồn lực đầu tư phát triển còn hạn chế; sản xuất, tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn; thiên tai, dịch bệnh liên tiếp xảy ra làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
WEB 2016 2019 Chi tieu chu yeu
WEB 2016 2019 Chi tieu chu yeu
Bình Định thuộc Vùng Duyên hải miền Trung. Diện tích tự nhiên 6.071 km2, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và phía Đông giáp biển Đông. Bờ biển dài 134 km có nhiều cửa biển, cửa sông, cồn bãi, đầm ghềnh, hải đảo; đặc biệt có đầm Thị Nại sâu, kín gió và đa dạng thủy sản. Hiện có 136.730 ha đất sản xuất nông nghiệp (bao gồm: đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm); 370.643 ha đất lâm nghiệp có rừng; 2.784 ha đất nuôi trồng thủy sản, 214 ha đất làm muối; 72.228 ha đất phi nông nghiệp và 23.017 ha đất chưa sử dụng. Hệ thống đường bộ, đường sắt, đường không, cảng biển kết nối đồng bộ, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại giữa các tỉnh thuộc khu vực miền Trung, Tây nguyên với các tỉnh, thành phố khác trong nước và quốc tế. Tuyến đường ven biển Quy Nhơn – Sông Cầu, các xã bán đảo Nhơn Hội, Nhơn Hải, Nhơn Lý và xã đảo Nhơn Châu thuộc thành phố biển Quy Nhơn thơ mộng và giàu tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ.
          Những năm qua, Bình Định đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của tỉnh; tích cực thu hút đầu tư, liên kết hợp tác với các địa phương, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng và an ninh.
          Chất lượng tăng trưởng về kinh tế của Bình Định được thể hiện qua một số chỉ tiêu chủ yếu như: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP); Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR); Tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp và đóng góp của tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP); Hệ số xác định mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Gini) và Ngân sách Nhà nước.
          Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP): Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2019 là 6,87%. Trong đó, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,04%; công nghiệp – xây dựng tăng 9,56%; dịch vụ tăng 7,02%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 8,55%.
Bảng 1: GRDP theo giá so sánh 2010 tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2019
 
Năm GRDP Phân theo khu vực
Giá trị
(Tỷ đồng)
Tốc độ tăng
(%)
Nông, lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
Giá trị
(Tỷ đồng)
Tốc độ tăng
(%)
Giá trị
(Tỷ đồng)
Tốc độ tăng
(%)
Giá trị
(Tỷ đồng)
Tốc độ tăng
(%)
Giá trị
(Tỷ đồng)
Tốc độ tăng
(%)
2016          39.190 6,63          11.733 4,56          10.048 9,38          15.774 6,70            1.635 4,63
2017          41.822 6,72          12.125 3,34          11.086 10,33          16.847 6,80            1.764 8,92
2018          44.883 7,32          12.709 4,82          12.141 9,51          18.066 7,24            1.967 11,50
Ước 2019          47.940 6,81          13.146 3,44          13.235 9,01          19.390 7,33            2.169 10,28
Bình quân
2016-2019
- 6,87 - 4,04 - 9,56 - 7,02 - 8,55
          Như vậy, tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2016-2019 thấp hơn chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XIX của Tỉnh (tăng trưởng GRDP bình quân 8%/năm). Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 2019, cơ cấu GRDP của Bình Định đã thể hiện rõ xu thế dịch chuyển theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. So với năm 2016, cơ cấu khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 giảm 3,5 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 2,2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 0,9 điểm phần trăm.
Bảng 2: Một số chỉ tiêu chủ yếu          
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Ước
2019
Bình quân
 2016-2019
GRDP (theo giá hiện hành) bình quân đầu người (triệu đồng) 41,1 45,0 50,3 55,1 -
Năng suất lao động (theo giá so sánh 2010)          
Giá trị (triệu đồng/lao động) 40,8 42,9 45,5 48,1 -
Tốc độ tăng (%) 4,66 5,17 5,93 5,74 5,37
Hệ số ICOR (đ/đ) 8,11 8,15 7,71 8,87 8,22
Đóng góp của tăng TFP trong tăng GRDP (%) 28,36 29,97 39,54 36,51 35,82
GRDP bình quân đầu người (theo giá hiện hành): Giai đoạn 2016-2019 có tốc độ tăng trưởng đều và ổn định, đạt mức 55,1 triệu đồng/người vào năm 2019, tăng 14 triệu đồng/người so với năm 2016, tăng bình quân 10%/năm giai đoạn 2016-2019. Chỉ tiêu này tăng lên khi sản xuất tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số.
Năng suất lao động (theo giá so sánh 2010): Giai đoạn 2016-2019, năng suất lao động năm sau luôn cao hơn so năm trước, năm 2016 là 40,8 triệu đồng đến năm 2019 là 48,1 triệu đồng, tăng 1,18 lần. Tốc độ tăng năng suất lao động qua các năm đều tăng, bình quân giai đoạn 2016-2019 tăng 5,37%.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR): Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư tỉnh Bình Định bình quân giai đoạn 2016-2019 là 8,22, hiện đang ở mức cao. Tăng thêm 1 đồng GRDP giai đoạn 2016-2019, vốn đầu tư là 8,22 đồng. Tuy nhiên, hiệu quả vốn đầu tư có độ trễ một vài năm hoặc thậm chí nhiều năm. Do đó, nguồn vốn đầu tư ở giai đoạn 2016-2019 sẽ mang lại hiệu quả trong những năm tiếp theo, khi các công trình, dự án đi vào hoạt động ổn định, phát huy hết công suất, năng lực sản xuất.
Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP): Xét theo đóng góp của tăng TFP vào tăng GRDP của tỉnh, trong 4 năm (từ 2016-2019), tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng GRDP có sự khác biệt giữa các năm và có xu hướng tăng. Năm 2016, TFP đóng góp vào tăng GRDP đạt 28,36%, đóng góp của tăng vốn cố định là 63,15%, còn lại 8,49% là đóng góp của tăng lao động. Đến năm 2019, đóng góp của tăng TFP là 36,51%, trong khi đó, đóng góp của tăng vốn đạt 53,24%, đóng góp của tăng lao động đạt 10,25%. Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh tập trung chủ yếu vào tăng vốn và tăng TFP. Bình quân giai đoạn 2016-2019, tăng TFP đóng góp 35,82%, yếu tố vốn và lao động đóng góp lần lượt 54,51% và 9,67%.
Bảng 3: Hệ số Gini
Năm 2014 2016 2018
Chung toàn tỉnh 0,33 0,34 0,34
Hệ số xác định mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập (Gini): Hệ số Gini càng cao, mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập càng lớn. Hệ số Gini nhận giá trị từ 0 đến 1, hệ số Gini bằng 0 nghĩa là không có sự bất bình đẳng, hệ số Gini càng tiến dần đến 1 thì sự bất bình đẳng càng lớn và bằng 1 khi có sự bất bình đẳng tuyệt đối. Số liệu ở Bảng 3 cho thấy: Mức độ phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng về thu nhập của tỉnh Bình Định còn thấp, nhưng tăng qua các năm, có chiều hướng doãn ra. Tuy nhiên, sự bất bình đẳng về thu nhập, sự phân hoá giàu, nghèo của tỉnh vẫn ở mức tương đối công bằng (từ 0,33 đến 0,34 là phân phối tương đối công bằng; nếu từ 0,5 trở lên thì được coi là có mức độ bất bình đẳng cao).
Bảng 4: Thu nội địa và thu xuất nhập khẩu trên địa bàn
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Ước
2019
Bình quân
 2016-2019
Thu nội địa          
Giá trị (Tỷ đồng) 6.241 6.965 8.344 12.747 -
Tốc độ tăng (%) 23,2 11,6 19,8 52,8 26,0
Thu xuất nhập khẩu          
Giá trị (Tỷ đồng) 444 532 613 687 -
Tốc độ tăng (%) - 19,8 15,2 12,1 Bq 2017-2019: 15,7
Thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn: Kết quả thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn có sự tăng trưởng khá, hàng năm đạt và vượt chỉ tiêu HĐND tỉnh giao. Tổng thu nội địa và xuất nhập khẩu giai đoạn 2016-2019 ước thực hiện 36.573 tỷ đồng, bình quân đạt 9.143 tỷ đồng/năm. Trong đó, thu nội địa tăng bình quân giai đoạn 2016-2019 là 26%. Kết quả tích cực về nguồn thu ngân sách đã đáp ứng cơ bản nhu cầu đầu tư các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Tóm lại, giai đoạn 2016-2019 với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và các doanh nghiệp trong tỉnh, phần lớn các chỉ tiêu Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách hàng năm đã được thực hiện đạt kế hoạch; an sinh xã hội được đảm bảo, quốc phòng - an ninh được củng cố, các lĩnh vực dịch vụ tiếp tục phát triển, việc làm và thu nhập của người dân được cải thiện, đời sống nhân dân cơ bản ổn định, hiệu quả hoạt động chính quyền được nâng lên.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Chưa thu hút được các doanh nghiệp có năng lực triển khai các dự án có quy mô lớn để tạo bước đột phá và chuyển biến mạnh trong sản xuất công nghiệp của tỉnh. Tỉnh chưa có nhiều doanh nghiệp lớn và sản phẩm có thương hiệu mang tính quốc gia làm đầu tàu thúc đẩy phát triển. Một số dự án đầu tư triển khai chậm, không đúng tiến độ cam kết. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng khá nhưng cơ cấu nguồn thu thiếu bền vững (nguồn thu từ tiền sử dụng đất chiếm tỷ trọng lớn; năm 2019, thu tiền sử dụng đất là 6.884 tỷ đồng, chiếm 54% thu nội địa).
Để phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo, tỉnh Bình Định tập trung thực hiện các nội dung:
Một là, đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường.
Hai là, đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng và lợi thế, phấn đấu tăng giá trị gia tăng ngành dịch vụ.
Ba là, duy trì tốc độ tăng trưởng và phát triển toàn diện nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Đẩy nhanh việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào chuỗi liên kết từ sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm; ưu tiên nguồn lực và huy động toàn xã hội tham gia thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới.
Bốn là, đẩy mạnh thu ngân sách đảm bảo đạt và vượt kế hoạch đề ra, huy động vốn cho đầu tư phát triển; tập trung xây dựng hoàn thành các công trình trọng điểm tiến đến chào mừng thành công Đại hội Tỉnh đảng bộ lần thứ XX; tiếp tục đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.
 

Tác giả bài viết: Trần Trung Hiếu

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Số 757/QĐ-CTK

Quyết định ban hành lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 75 | lượt tải:26

Số 62/2024/NĐ-CP

Nghị định Số 62/2024/NĐ-CP

lượt xem: 113 | lượt tải:33

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 474 | lượt tải:100

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 483 | lượt tải:335

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 519 | lượt tải:140
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay3,126
  • Tháng hiện tại92,453
  • Tổng lượt truy cập49,691,214
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây