Chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, quyết định việc thu nhập của đại bộ phân dân cư nông thôn. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định và ngành Nông nghiệp đã hết sức quan tâm hỗ trợ sản xuất, phòng chống bệnh dịch, tiếp thêm động lực để chăn nuôi phát triển. Để ngành chăn nuôi phát triển ổn định, việc quản lý đàn vật nuôi và dịch bệnh trong chăn nuôi bằng công nghệ mới là rất quan trọng và cần thiết.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh về việc giao Cục Thống kê tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan triển khai thử nghiệm phần mềm quản lý đàn vật nuôi và dịch bệnh trong chăn nuôi bằng công nghệ Blockchain trên địa bàn tỉnh.
Huyện An Nhơn và Hoài Ân được chọn tiến hành thực hiện thí điểm việc truy xuất nguồn, quản lý, giám sát dịch bệnh trong chăn nuôi bằng công nghệ Blockchain. nhằm giúp truy xuất được nguồn gốc, giám sát dịch bệnh, sản lượng tiêu thụ và quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
Trong các ngày 23-25/9/2019, Cục Thống kê Bình Định phối hợp với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và công ty TNHH chế tạo máy & dịch vụ công nghệ cao Te-Food tổ chức Hội nghị tập huấn thực hiện phần mềm quản lý đàn vật nuôi và thông tin chống dịch khẩn cấp cho cán bộ quản lý và các hộ, trang trại chăn nuôi của hai huyện An Nhơn và Hoài Ân.
Te-Food là phần mềm quản lý từ trang trại đến bàn ăn. Theo đó, đối với đàn lợn thương phẩm, phần mềm sẽ quản lý số lượng đàn đối với lợn thịt, lợn nái, lợn con. Về quản lý dịch bệnh, đối với lợn bị bệnh, người chăn nuôi sẽ báo cáo, qua đó áp dụng quy trình xử lý từ sát trùng chuồng trại, sử dụng vắc xin. Tiếp theo là quản lý truy xuất chuỗi cung ứng từ khi lợn được sinh ra đến khi tiêu thụ. Ngoài ra, người chăn nuôi khi tham gia Te-Food sẽ được cập nhật toàn bộ các thông tin về giá lợn, giá thức ăn chăn nuôi, những thông tin về dịch bệnh. Đặc biệt, qua Te-Food, người chăn nuôi còn được nhà nước hỗ trợ kết nối các kênh tiêu thụ thịt và xây dựng thương hiệu. Qua Te-Food, các cơ quan quản lý nhà nước cũng sẽ nắm được số lượng đàn, cập nhật chính xác số liệu về chăn nuôi; hỗ trợ nhận biết và kiểm soát dịch bệnh; kiểm soát từ khâu vận chuyển, thức ăn, giết mổ, tiêu thụ… Người chăn nuôi lợn sẽ được cung cấp miễn phí phần mềm trên điện thoại thông minh kết nối internet, sau khi hoàn tất khai báo thông tin, hệ thống sẽ cung cấp mã code để người chăn nuôi quản lý, sử dụng.
Một số hình ảnh tại hội nghị
Tác giả bài viết: BBT
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn