Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận trong điều tra thống kê

Thứ bảy - 01/06/2019 20:50
Tư tưởng dân vận trong hoạt động điều tra thống kê tốt, giúp cho cán bộ thống kê có nguồn thông tin đầy đủ, đáng tin cậy. Đó nhân tố quyết định chất lượng công tác Thống kê.

Điều tra thống kê là hình thức thu thập dữ liệu, thông tin thống kê về đối tượng nghiên cứu cụ thể theo phương pháp khoa học, thống nhất được xác định trong phương án điều tra thống kê cho mỗi lần điều tra. Đối tượng của điều tra thống kê thường là các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân – là những tế bào ẩn chứa các thông tin cần thu thập phục vụ cho mục đích điều tra. Việc thu thập thông tin chính xác, trung thực phụ thuộc rất lớn vào thái độ hợp tác và niềm tin của người cung cấp thông tin.Để đối tuộng điều trakhai báo trung thực là việc làm đầy tính nghệ thuật của công tác điều tra thống kê, trong đó công tác dân vận là khâu then chốt. Vì vậy, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận phục vụ công tác điều tra thống kê là vô cùng quan trong và hữu ích, giúp cho điều tra viên thống kêthực hiện các cuộc điều tra thống kê một cách thành công nhất.

Sinh thời, Bác Hồ đã chỉ rõ cho cán bộ, đảng viên thấm nhuần về bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta đó là: “nước ta là nước dân chủ”, “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”. Tư tưởng của Hồ Chí Minh là: “từ dân, vì dân”. Quan điểm về dân vận của Hồ Chí Minh rất cụ thể, rõ ràng: “Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả các hội viên của các tổ chức nhân dân đều phải phụ trách dân vận”. Quan điểm này, chỉ rõ cho mọi cấp chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên luôn phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực chủ động sáng tạo để có biện pháp vận động quần chúng phù hợp, thiết thực, hiệu quả.

Về phương pháp dân vận: Đây là vấn đề được Hồ Chí Minh đặt ra với những yêu cầu hết sức nghiêm ngặt với cán bộ dân vận. Đó là: “Phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”.

Nghiên cứu tư tưởng “Dân vận” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngoài việc giúp chúng ta học được bài học sâu sắc về nội dung, phương pháp dân vận còn cho thấy tư tưởng trọng dân và tin dân của Người. Đây là tư tưởng nhất quán từ trong sâu thẳm của sự suy nghĩ đến hành động thường nhật hàng ngày của Người.

Từ tư tưởng trên, trong hoạt động điều tra thống kê, điều quan trong nhất là phải hiểu biết sâu sắc về nhân dân, để biết cách vận động họ phối hợp với cán bộ điều tra một cách tốt nhất, khi dân tin, dân hiểu mục đích việc làm có lợi cho họ, họ sẽ cung cấp thông tin chính xác cho chúng ta, giúp chúng ta có nguồn thông tin đầy đủ, đáng tin cậy. Đó nhân tố quyết định chất lượng công tác Thống kê.

Như đã nói trên, phương pháp dân vận theo Tư tưởng Hồ Chí Minh là: “Phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”.

Vận dụng trong điều tra thống kê về phương pháp dân vận, chúng ta có những phương pháp cụ thể như sau:

Óc nghĩ: Đây là công việc ở vị trí  hàng đầu, người làm công tác điều tra phải nắm chắc lý luận, bản lĩnh nghề nghiệp, khả năng tuyên truyền, giáo dục thuyết phục quần chúng; nắm bắt được tâm tư, tình cảm của quần chúng. Từ đó tuyên truyền cho họ mục đích, ý nghĩa của công tác điều tra. Khi dân hiểu đúng về việc làm của chúng ta thì họ sẽ có thái độ hợp tác tốt, sẵn sàng cung cấp thông tin một cách chính xác nhất.

  • Mắt trông: Có nghĩa là phải sát cơ sở, tiếp cận được với nhân dân, với đối tượng cung cấp thông tin, tuyệt đối không được quan liêu, chỉ ngồi nghe điện thoại, nhận báo cáo rồi nhận định, phán xét. Đây là yêu cầu cơ bản của người thực hiện điều tra thống kê, phải đến gặp trực tiếp người cung cấp thông tin, không được làm bừa, làm ẩu… dẫn đến khai thác thông tin sai lệch, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc điều tra.
  • Tai nghe: Người làm công tác điều tra thống kê phải nắm bắt kịp thời các thông tin quần chúng, phải biết nghe dân nói, phải hiểu được nguyện vọng chính đáng của dân và biết loại trừ những thông tin nhiễu, thiếu chân thực, không khách quan, không đúng sự thật. Nghe được dân nói, nhưng không rơi vào tình trạng theo đuôi quần chúng mà phải biểu thị được thái độ vừa cầu thị vừa định hướng dẫn dắt được quần chúng. Từ đó,chúng ta chọn lọc thông tin thích hợp để thu thập, tránh những tranh chấp không cần thiết gây phản cảm với nhân dân.
  • Chân đi: Như chúng ta đã biết, sinh thời, dù bận trăm công nghìn việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành thời gian đi cơ sở để khảo sát tình hình thực tế, lắng nghe ý kiến của dân và trực tiếp tháo gỡ những khó khăn nảy sinh trong dân. Xuống với dân như về gia đình mình, Người tuyệt đối không “cờ rong, trống mở” không xe đưa, xe đón, không báo trước. Yêu cầu của công tác này đối với cán bộ thống kê là phải thường xuyên bám sát cơ sở, quan sát tình hình thực tế một cách đầy đủ để có sự nhìn nhận thấu đáo từ cụ thể đến tổng quan, từ đó soi rọi vào kết quả điều tra xem kết quả điều tra như vậy đã phù hợp với thực tế chưa, phản ánh đúng bản chất của sự vật hiện tượng chưa, cần bổ sung điều chỉnh như thế nào cho phù hợp .v.v...Làm được điều này giúp cho chúng ta có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết với thực tiễn, giữa phương pháp suy luận khoa học với phương pháp chuyên gia. Từ đó làm cho số liệu Thống kê vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tế khách quan.

Miệng nói: Theo Hồ Chí Minh, để dân hiểu, dân tin, dân ủng hộ và làm theo thì công tác tuyên truyền bằng miệng nói phải đúng và phải khéo. Nói với dân phải đơn giản, rõ ràng, thiết thực và cụ thể, tránh mệnh lệnh “Ta phải thế này, ta phải thế kia…”. Hơn thế, còn phải có thái độ mềm mỏng: Đối với người già, các bậc lão thành phải cung kính lễ độ, với đồng chí, đồng bào phải khiêm tốn, với phụ nữ phải đúng mực nghiêm trang, với nhi đồng phải thương yêu quý mến. Đối với công tác Thống kê, cần thiết phải thực hiện đúng như trên mới có thể làm cho nhân dân tin tưởng và cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực.

Tay làm, nghĩa là nói đi đôi với làm, coi đây là phạm trù đạo đức đối với tất cả chúng ta. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.  Trong công tác điều tra thống kê “Tay làm” là vấn đề trách nhiệm trong công việc, sự năng nổ, nhiệt tình và lòng yêu nghề là yếu tố quyết định sự thành công. Những người làm công tác điều tra luôn biết cách khắc phục khó khăn, gian khổ, biết cách nhẫn nại khi tiếp xúc với những đối tượng điều tra khó tính, có định kiến xã hội không tốt, có mục đích sản xuất kinh doanh thiếu lành mạnh …nếu không có lòng yêu nghề và ý thức trách nhiệm thì không thể nào hoàn thành tốt nhiệm vụ được.

Học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác dân vận chúng ta càng thấm thía hơn về tư tưởng bao trùm về công tác dân vận của Người. Qua đây chúng ta càng thấy rõ hơn vai trò của công tác dân vận trong công tác điều tra Thống kê đó là: khi làm tốt công tác dân vận sẽ giúp cho công điều tra thống kê được tiến hành thuận lợi và ngược lại.Khi điều tra thống kê tốt, thông tin thống kê phản ánh trung thực,khách quan sẽ giúp cho công tác dân vận của Đảng được thực hiện thành công, sự gắn bó hữu cơ đó góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng phát triển bền vững./.


Thái Văn Hiếu - Chi cục trưởng CCTK H. Hoài Ân

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Số 757/QĐ-CTK

Quyết định ban hành lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 75 | lượt tải:26

Số 62/2024/NĐ-CP

Nghị định Số 62/2024/NĐ-CP

lượt xem: 112 | lượt tải:33

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 474 | lượt tải:100

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 483 | lượt tải:335

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 519 | lượt tải:140
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay2,919
  • Tháng hiện tại92,246
  • Tổng lượt truy cập49,691,007
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây