Xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị ở thị xã An Nhơn

Thứ ba - 14/11/2017 10:31
Phát triển kinh tế- xã hội đi liền với xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị là hai yếu tố tác động, thúc đẩy cùng nhau phát triển, vừa là nguyên nhân vừa là kết quả. Từ khi An Nhơn lên thị xã thì tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh rõ rệt, tiến hành rà soát, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết vùng, liên kết các vùng chức năng, nhằm xây dựng chỉnh trang đô thị và xây dựng nông thôn mới.
TXAN
TXAN

Từ một huyện nông thôn, hơn năm năm về trước An Nhơn đã trở thành thị xã, một đô thị loại IV trực thuộc tỉnh Bình Định (Theo Nghị quyết 101/NQ- CP, ngày 28/11/2011 của Chính phủ). Đến nay thị xã An Nhơn có 5 phường nội thị và 10 xã nông thôn, diện tích tự nhiên 24.264 ha, dân số 183.599 người (dân số trung bình 2016). Trong đó, khu vực nội thị chiếm 6.014 ha và 82.585 người, kéo dài từ ngã tư Gò găng, giáp sân bay Phù Cát vào đến ngã tư cầu Gành lên khu công nghiệp Nhơn Hòa, tập trung ngành nghề CN- TTCN và dịch vụ, mật độ dân số dày, nhất là hai phường Đập Đá và Bình Định.

            Tuy là một đô thị còn non trẻ, nhưng là vùng đất có bề dày văn hóa- lịch sử trên mười thế kỷ, từng là kinh đô của vương quốc Chămpa, vương triều Tây Sơn, phủ lỵ Quy Nhơn thời chúa Nguyễn, tỉnh lỵ Bình Định thời nhà Nguyễn…Từ đó, làng nghề, phố thị đã sớm xuất hiện ở hai bên các nhánh sông Côn và dọc theo con đường thiên lý Bắc- Nam như An Thái, Gò Chàm, Đập Đá, Gò Găng, Cảnh Hàng, Phú Đa...hình thành những vệ tinh cho quy hoạch, phát triển đô thị sau này.

          Thị xã An Nhơn nằm phía nam tỉnh Bình Định, giáp huyện Tuy Phước về phía đông, huyện Phù Cát về phía bắc, huyện Tây Sơn về phía tây, huyện Vân Canh về phía nam. Nơi có đầu mối giao thông quan trọng cả đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Chỉ cách cảng biển Quy Nhơn 20 km, có ba tuyến đường giao thông quốc gia đi qua: Quốc lộ IA dài 12 km, đường sắt Bắc Nam dài 11 km, Quốc lộ 19 dài 8 km, sát ga hàng không Phù Cát. Không những nằm trên hệ thống các nhánh sông Côn chảy qua, với sông ngòi chằn chịt và có hệ thống giao thông đối ngoại, đối nội rất thuận lợi, mà An Nhơn còn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm và trên hành trình di sản miền Trung, với nhiều di tích văn hóa- lịch sử (có 7 di tích cấp quốc gia, 11 di tích cấp tỉnh), trên hành lang kinh tế Đông Tây, là đô thị vệ tinh của thành phố Quy Nhơn và vùng phía nam tỉnh. Những đặc điểm đó đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp- thương mại dịch vụ (đến năm 2016 chiếm trên 78,4%). Từ đó khai thác mạnh mẽ tiềm năng kinh tế vốn đa dạng, phong phú cả công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp và cũng là đẩy mạnh quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội.

            Phát triển kinh tế- xã hội đi liền với xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị là hai yếu tố tác động, thúc đẩy cùng nhau phát triển, vừa là nguyên nhân vừa là kết quả. Từ khi An Nhơn lên thị xã thì tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh rõ rệt, tiến hành rà soát, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết vùng, liên kết các vùng chức năng, nhằm xây dựng chỉnh trang đô thị và xây dựng nông thôn mới. Xác định mục tiêu bao trùm: Đẩy nhanh tốc độ chỉnh trang đô thị đi đôi với tăng cường xây dựng nông thôn mới là hai nhiệm vụ tổng hợp không tách rời nhau, mà càng gắn kết, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

            Tổng nguồn vốn xã hội đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng trong năm năm hơn 4 ngàn tỷ đồng, ưu tiên xây dựng hạ tầng giao thông, điện, nước, trường học, bệnh viện, thiết chế văn hóa. Ngoài các tuyến giao thông quốc gia (cả đường bộ và đường sắt dài hơn 30 km), không ngừng được nâng cấp, mở rộng, làm mới hoàn chỉnh, tiến tới thành đường cao tốc, giao nhau tại ngã tư Cầu Gành, giao lộ giữa hai tuyến Bắc- Nam và Đông- Tây của Tổ quốc và thông với các nước Lào, Campuchia, Thái Lan...Nơi có cây cầu vượt hiện đại đầu tiên trong tỉnh, tạo điểm nhấn ngay cửa ngõ đông nam thị xã và cũng là cửa ngõ cảng biển Quy Nhơn. Hơn 650 km đường giao thông đối nội, trong đó có 28 km đường liên huyện, 131 km đường liên xã, hơn 423 km đường liên thôn, liên xóm đã cơ bản được nhựa hóa và bê tông hóa. Đặc biệt có 72 km đường nội thị được nhựa hóa, làm bó vỉa, lát vỉa hè thông thoáng, có hệ thống thoát nước thải, hệ thống đèn chiếu sáng, trồng cây xanh đạt tiêu chuẩn đường đô thị. Toàn bộ các tuyến đường ở hai phường Bình Định, Đập Đá và các tuyến đường chính ở trung tâm các phường Nhơn Thành, Nhơn Hưng, Nhơn Hòa đã được đặt tên đường.

            Toàn thị xã có 5.549 cơ sở sản xuất CN- TTCN- xây dựng, thu hút gần 25.000 lao động. Đã khôi phục và phát triển 28 làng nghề truyền thống, chiếm 50 % số làng nghề toàn tỉnh (được tỉnh công nhận 24 làng). Hình thành 9 cụm công nghiệp địa phương, với diện tich hơn 133 ha. Đặc biệt là khu công nghiệp Nhơn Hòa của tỉnh với quy mô hơn 330 ha ở phía nam đường 19, mở ra diện mạo mới đang trên đà phát triển của một vùng đất đa ngành nghề CN- TTCN và thương mại dịch vụ.

            Thương mại- dịch vụ có bước phát triển khá, cả thị xã có hơn 8.650 cơ sở kinh doanh thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ, thu hút trên 15.143 người. Hệ thống thương mại- dịch vụ đa dạng, phong phú, phát triển từ trung tâm thương mại, siêu thị, phố thị ở các phường nội thị, nhất là Bình Định, Đập Đá đến các vệ tinh thương mại và mạng lưới chợ nông thôn. 

            Thị xã An Nhơn có 49 trường phổ thông, trong đó có 28 trường tiểu học, 15 trường trung học cơ sở, 6 trường trung học phổ thông (riêng phường Bình Định và phường Đập Đá đã có 4 trường THPT). Ngoài ra, tại trung tâm thị xã còn có một trường trung cấp kinh tế- kỷ thuật, một trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, một trung tâm dạy nghề. Về cơ sở y tế, toàn thị xã có một trung tâm y tế quy mô tương đương bệnh viện hạng hai, 15 trạm y tế xã- phường-thị trấn đều được nâng cấp và đầu tư trang thiết bị để phục vụ nhân dân.

            Đến cuối năm 2016 đã có 6/10 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới. Các xã còn lại phấn đấu trong hai năm 2017- 2018 hoàn thành 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. Trong đó kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, trường hoc, trạm xá, nước sạch, vệ sinh mội trương, thiết chế văn hóa…đều phải đạt chuẩn.

            Thị xã An Nhơn đang phấn đấu trở thành đô thị loại III vào năm 2020, cùng với đà tăng trưởng ấy, chắc rằng thị xã sẽ tiếp tục đầu tư thích đáng từ nhiều nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng tương ứng, đáp ứng yêu cầu của một đô thị trẻ đang trên đà đi lên và phát triển.

Tác giả bài viết: Lưu Sinh Hổ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Số 757/QĐ-CTK

Quyết định ban hành lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 75 | lượt tải:25

Số 62/2024/NĐ-CP

Nghị định Số 62/2024/NĐ-CP

lượt xem: 112 | lượt tải:32

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 474 | lượt tải:99

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 483 | lượt tải:334

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 518 | lượt tải:138
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay2,400
  • Tháng hiện tại91,727
  • Tổng lượt truy cập49,690,488
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây