Công nghiệp Bình Định năm 2020, một năm nhìn lại

Thứ hai - 11/01/2021 08:20
Khép lại một năm nhiều biến động khi đại dịch Covid-19 bùng phát ảnh hưởng nghiêm trọng tới toàn bộ nền kinh tế của tỉnh, trong đó có hoạt động công nghiệp. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2020 chỉ tăng 5,32%, chưa đạt kế hoạch tỉnh đề ra tăng 8,5%. Tuy nhiên, đây là mức tăng cao nhất trong số 5 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cao hơn chỉ số chung của cả nước (cả nước tăng 3,4%).
Công nghiệp Bình Định năm 2020, một năm nhìn lại
Năm 2020, Covid-19 diễn biến phức tạp, hoạt động công nghiệp của tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong đó, nhóm ngành may mặc và giày da bị thiếu nguyên liệu, đơn hàng từ Châu Âu và Mỹ bị cắt giảm; nhóm ngành chế biến thủy sản gồm sản xuất tôm đông lạnh và cá phi lê gặp nhiều khó khăn do thị trường chính Châu Âu và Hàn Quốc đang là tâm dịch; giá dăm gỗ xuất khẩu vào Trung Quốc đang giảm sâu gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất dăm gỗ; dịch Covid-19 cũng tác động mạnh làm thu hẹp quy mô ngành sản xuất bia của tỉnh.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cũng đã có sự chuyển đổi, linh động đưa ra nhiều giải pháp để ứng phó với ảnh hưởng của dich Covid-19 như: Tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra ngoài thị trường truyền thống; tìm thị trường mới cho nguyên liệu đầu vào; chuyển đổi sản phẩm chủ lực; thực hiện đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động; sản xuất mặt hàng mới theo nhu cầu của thị trường trong giai đoạn dịch bệnh. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp chọn giải pháp đẩy mạnh thương mại điện tử, sử dụng internet, mạng xã hội trực tuyến, các ứng dụng chuyên biệt (APP), các nền tảng số vào các khâu như: Bán hàng và dịch vụ sau bán hàng; marketing; hình thức thanh toán; quản trị nội bộ doanh nghiệp;… Trong thời đại công nghệ 4.0, kinh tế số là xu hướng phát triển tất yếu. Dịch covid-19 bùng phát càng khẳng định việc chuyển đổi từ hình thức kinh doanh truyền thống sang thương mại điện tử là một trong những chiến lược để doanh nghiệp tồn tại và bức phá.
Kết quả sau những nỗ lực không ngừng nghỉ của cộng đồng doanh nghiệp và sự đồng hành của Chính phủ, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định trong khắc phục khó khăn do tác động của dịch Covid-19, chỉ số sản xuất công nghiệp đã có sự tăng trưởng đáng kể trong quý 3 và quý 4 đẩy chỉ số sản xuất công nghiệp ước cả năm 2020 tăng 5,32%. Trong đó, một số ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng cao so với cùng kỳ như: Ngành sản xuất thuốc tăng 8,53%; Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 15,45%; Ngành chế biến bàn, ghế đang là đầu tàu thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển với chỉ số sản xuất tăng 11,13%; Sản xuất dệt tăng 19,23%.
Đánh giá mặt đạt được trong năm 2020
Đại dịch Covid-19 được ví như thuốc thử liều cao đối với nền kinh tế nói chung sản xuất công nghiệp tỉnh Bình Định nói riêng. Vượt qua bài kiểm tra này, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2020 tăng 5,32%, cao hơn chỉ số chung của cả nước (cả nước tăng 3,4%) và cao nhất trong số 5 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tốc độ tăng GRDP của tỉnh năm 2020 ước tăng 3,91%; trong đó, giá trị tăng thêm năm 2020 của khu vực công nghiệp tăng 9,33%, đóng góp 1,65 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung, riêng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã đóng góp 1,20 điểm phần trăm, trở thành động lực chính của tăng trưởng kinh tế. Đây là kết quả đáng ghi nhận đối với hoạt động công nghiệp trong một năm có quá nhiều biến động.
Dịch Covid-19 đã giúp nhiều doanh nghiệp đẩy nhanh quá trình áp dụng công nghệ mới và nâng cấp mô hình kinh doanh, bùng nổ việc sử dụng các nền tảng trực tuyến và thương mại điện tử, điều mà trước đây chưa được quan tâm đúng mức.
Còn nhiều thử thách và triển vọng năm 2021
Dịch Covid-19 đang được kiểm soát tốt, tuy nhiên trên thế giới vẫn còn diễn biến rất phức tạp, do đó tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa đà phục hồi của các ngành công nghiệp cả nước nói chung, tỉnh Bình Định nói riêng.
          Sản xuất công nghiệp Bình Định đã vượt qua giai đoạn đáy, đang dần hồi phục nhưng còn khá yếu dễ bị tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài, nhất là việc phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu và nguyên phụ liệu từ bên ngoài càng làm cho các doanh nghiệp trở nên mong manh hơn. Do đó, cần phải đa dạng hóa các đối tác thương mại, giảm thiểu rủi ro đến từ một đối tác thương mại cụ thể.
          Mặc dù còn nhiều khó khăn và thử thách đón chờ các doanh nghiệp công nghiệp tỉnh Bình Định. Tuy nhiên, với những kết quả khả quan có được từ năm 2020, cùng với đó là sự ra đời của vacxin Covid-19, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như EVFTA, CPTPP được thực thi là động lực để ngành công nghiệp tỉnh Bình Định bước vào năm 2021 đầy triển vọng hơn.
Theo điều tra xu hướng sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý 4/2020, có 46,3% doanh nghiệp công nghiệp dự báo khối lượng sản xuất năm 2021 sẽ tăng lên so với năm 2020; 43,51% doanh nghiệp cho rằng giữ nguyên; chỉ có 10,19% doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất giảm đi. Chỉ số cân bằng đạt 36,11%. Đây là đánh giá tích cực từ phía cộng đồng doanh nghiệp, tin tưởng vào bức tranh công nghiệp tỉnh Bình Định sẽ thực sự khởi sắc trong năm 2021./.
 

Tác giả bài viết: Lê Thị Liên

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Số 757/QĐ-CTK

Quyết định ban hành lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 122 | lượt tải:39

Số 62/2024/NĐ-CP

Nghị định Số 62/2024/NĐ-CP

lượt xem: 171 | lượt tải:47

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 531 | lượt tải:110

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 527 | lượt tải:379

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 575 | lượt tải:147
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập58
  • Hôm nay1,849
  • Tháng hiện tại184,217
  • Tổng lượt truy cập50,322,537
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây