Thực trạng và giải pháp để tăng năng suất lao động trong khu vực doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo

Thứ sáu - 28/06/2019 19:30
Năng suất lao động (NSLĐ) là yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế. Việc tăng NSLĐ có một ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của toàn xã hội, nó là động cơ thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của mọi quốc gia. Tăng NSLĐ ảnh hưởng đến tất cả mọi người, đặc biệt tăng NSLĐ trong khu vực doanh nghiệp (DN), để DN phát triển, tăng sức cạnh tranh trên thị trường một cách bền vững.
LINH 6 2019
LINH 6 2019

Hầu hết các DN công nghiệp chế biến chế tạo ở Bình Định có quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn còn hạn hẹp, công nghệ sản xuất lạc hậu và trung bình, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, trình độ khoa học công nghệ còn chưa cao, trình độ, chất lượng lao động chưa đạt yêu cầu, chính sách quản lý còn nhiều bất cập, năng lực cạnh tranh còn thấp… Vì vậy, các DN công nghiệp chế biến chế tạo muốn quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, ổn định và phát triển thì phải đầu tư về nguồn vốn, máy móc thiết bị, ứng dụng khoa học kỹ thuật, lao động; như thế mới nâng cao được NSLĐ.

Tăng NSLĐ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh là một vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra đối với các DN, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường như hiện nay.

Tăng NSLĐ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. NSLĐ cao và tăng nhanh sẽ tại điều kiện tăng quy mô và tốc độ của tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân , cho phép giải quyết thuận lợi các vấn đề về tích luỹ, tiêu dùng. Vì NSLĐ tăng lên thì sản lượng tăng lên và tổng giá trị sản lượng tăng lên. Khi giá trị sản lượng tạo điều kiện cho việc tăng lợi nhuận, giúp cho các doanh nghiệp có thể tích luỹ đầu tư mở rộng sản xuất.

Kết quả tính NSLĐ của DN công nghiệp chế biến chế tạo tỉnh Bình Định được tính toán dựa trên số liệu điều tra DN của tỉnh. NSLĐ của DN công nghiệp chế biến chế tạo đạt mức gần 0,5 tỷ đồng/người năm 2013 và đạt 0,6 tỷ đồng/người năm 2017. Nhìn chung, NSLĐ từ năm 2013 đến 2017 đã được cải thiện đáng kể.

Bên cạnh đó, việc đầu tư tài sản cố định cho lao động trong DN công nghiệp chế biến chế tạo ngày càng được tăng cao, cũng đã tạo được nguồn thu nhập ổn định cho người lao động qua các năm, điều này cũng là động lực thúc đẩy tăng NSLĐ.

Với thực trạng NSLĐ như hiện nay để các DN công nghiệp chế biến chế tạo có thể đứng vững và cạnh tranh trên thị trường thì nâng cao NSLĐ là điều cần thiết.

NSLĐ của doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo qua các năm

Để NSLĐ của DN công nghiệp chế biến chế tạo tăng tốc hơn nữa thì cần phải thực hiện một số giải pháp đó là:

- Nâng cao nhận thức đầy đủ về vai trò NSLĐ của DN đối với bộ máy quản lý, điều hành và người lao động; vì NSLĐ là nhân tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trong thời kỳ dài chứ không chỉ trong ngắn hạn và nâng cao thu nhập chính đáng của người lao động.

- Có giải pháp khuyến khích các DN sắp xếp lại để có quy mô lao động tối ưu nhằm đạt được NSLĐ cao nhất (doanh nghiệp có quy mô từ 50-99 lao động).

- DN cần phải thay đổi những chính sách về nguồn nhân lực như: chính sách, biện pháp sử dụng, quản lý nguồn nhân lực; đào tạo, tuyển dụng, để người lao động có cơ hội học tập và phát triển; chính sách tiền lương phù hợp quy luật, để tiền lương thực sự là đòn bẩy kinh tế thúc đẩy tăng NSLĐ.

- Khuyến khích, tạo thuận lợi, hỗ trợ DN khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và đội ngũ doanh nhân. 

- Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật, áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại và tổ chức sản xuất hợp lý.

- Có chính sách ưu đãi về đất đai, ưu đãi về thuế... đối với các DN sử dụng dây chuyền công nghệ cao, hiện đại; khuyến khích các DN đầu tư đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu để tăng năng suất.

- Thúc đẩy nhanh và hiệu quả quá trình cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp trên đây, đồng thời với việc ổn định sản xuất sẽ là cơ hội đẩy mạnh NSLĐ của DN, góp phần quyết định năng lực cạnh tranh của DN trong nền kinh tế thị trường, có sự định hướng của Nhà nước.

Tác giả bài viết: Phan Thị Thuỳ Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 20 trong 8 đánh giá

Xếp hạng: 2.5 - 8 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Số 757/QĐ-CTK

Quyết định ban hành lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 75 | lượt tải:25

Số 62/2024/NĐ-CP

Nghị định Số 62/2024/NĐ-CP

lượt xem: 112 | lượt tải:33

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 474 | lượt tải:100

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 483 | lượt tải:334

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 519 | lượt tải:139
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay2,511
  • Tháng hiện tại91,838
  • Tổng lượt truy cập49,690,599
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây