“Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị là tốc độ/tỷ lệ tăng trưởng đổi mới công nghệ, thiết bị bình quân theo chu kỳ năm xác định”. Như vậy, mức độ đổi mới công nghệ, thiết bị là thước đo tác động của KH&CN đối với phát triển kinh tế, là chỉ số đo nỗ lực đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh. Nhờ đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm được nâng lên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ tạo được ưu thế bền vững trên thị trường góp phần vào phát triển của ngành, địa phương và quốc gia.
Tính toán chỉ số tốc độ đổi mới công nghệ là một nhiệm vụ cấp thiết nhưng cũng đầy thách thức vì hệ thống chỉ tiêu thống kê, điều tra còn tương đối mới và cũng mới được triển khai. Theo hướng dẫn của Bộ KH&CN, việc tính toán tốc độ đổi mới công nghệ chủ yếu vận dụng công thức tính tỷ lệ tăng trưởng đổi mới của Liên minh Châu Âu (IGR: Innovation Growth Rate) theo 05 chỉ tiêu đầu vào và 07 chỉ tiêu đầu ra.
Áp dụng công thức để tính toán tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị:
Trong đó:
K: là số năm trong chu kỳ tính toán -1
T: là chỉ số tốc độ đối mới công nghệ, thiết bị bình quân trong chu kỳ tính
toán, đơn vị là %
n: tổng số chỉ tiêu đầu vào;
m: tổng số chỉ tiêu đầu ra;
to : năm đầu tiên của chu kỳ tính toán;
tk: năm cuối cùng của chu kỳ tính toán;
Iitklà giá trị của chỉ tiêu thứ i năm to, t1 …,tk
Từ số liệu thứ cấp từ năm 2015 đến năm 2017 thu thập được qua các sở, ngành, áp dụng công thức trên tính được tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị của Bình Định giai đoạn 2015-2017 đạt 12,62%
Vậy tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị của tỉnh Bình Định giai đoạn 2015-2017 đạt 12,62%. Điều này cho thấy, Bình Định có tốc độ đổi mới công nghệ tăng so với giai đoạn trước và xấp xỉ so với mặt bằng chung của cả nước. Điều này phản ánh tác động của KH&CN đối với phát triển kinh tế còn phụ thuộc nhiều đối với sự nỗ lực đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh, tức là mức tiêu thụ nguyên liệu, nhân công và năng lượng sẽ tiêu tốn nhiều hơn cho một sản phẩm đầu ra tương ứng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, giảm tính cạnh tranh trên thị trường.
Trong thời gian tới, để đảm bảo các chỉ tiêu đề ra đến năm 2020, tốc độ đổi mới công nghệ đạt 15% thì tỉnh Bình Định cần phải cố gằng đầu tư cho một số chỉ tiêu cụ thể để nâng cao giá trị chỉ số trên dựa trên cải thiện 05 chỉ tiêu đầu vào và 07 chỉ tiêu đầu ra. Kết hợp với việc tính toán các chỉ số, cần thiết phải quan tâm đến hoạt động đánh giá trình độ công nghệ một số ngành chủ lực của tỉnh làm cơ sở để cho các nhà quản lý xác định được trình độ công nghệ của tỉnh và đưa ra các mục tiêu cho việc định hướng đầu tư vào nội dung, lĩnh vực cụ thể, là một nhân tố quan trọng quá trình điều chỉnh các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Cụ thể, tỉnh Bình Định cần một số giái pháp sau:
- Tạo lập cơ chế đặt hàng, khoán sản phẩm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thường xuyên.
- Phát triển doanh nghiệp KH&CN và các tổ chức trung gian của thị trường công nghệ
- Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp và các thành phần kinh tế.
- Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có được năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế
- Sở KH&CN cần tham mưu xây dựng trình UBND tỉnh ban hành Danh mục sản phẩm công nghệ cao và ứng dụng công nghệ cao phù hợp với tình hình thực tế của địa phương./.
Tác giả bài viết: Lê Oanh Trưởng
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn