Cơ hội và thách thức đối với ngành chế biến gỗ Bình Định trong giai đoạn hiện nay

Thứ tư - 11/03/2020 14:27
Ngành sản xuất giường, tủ, bàn, ghế gỗ (gọi tắt là chế biến gỗ) là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh Bình Định. Trong những năm qua, ngành này đã có sự phát triển đáng ghi nhận, đặc biệt là sự phục hồi mạnh mẽ trong năm 2019 góp phần thúc đẩy chỉ số công nghiệp tăng trưởng 8,35% so năm 2018. Tuy nhiên, ngành này cũng đang đối mặt với không ít khó khăn và thách thức như thiếu hụt lao động, khó khăn về nguồn nguyên liệu, vốn…
Cơ hội và thách thức đối với ngành chế biến gỗ Bình Định trong giai đoạn hiện nay
gỗ
Hiện nay, Bình Định có gần 140 doanh nghiệp chế biến biến gỗ, tổng nguồn vốn  đạt hơn 7.210 tỷ đồng, bình quân một doanh nghiệp đạt 52 tỷ đồng. Đây là ngành thu hút nhiều lao động nhất trong các ngành công nghiệp với 20.559 người, chiếm 31,8% trong tổng số lao động ngành công nghiệp.

          Trong năm 2019, ngành gỗ đạt được nhiều thành tựu lớn, giá trị sản xuất  ngành công nghiệp chế biến bàn, ghế gỗ đạt 10.674 tỷ đồng (theo giá hiện hành), là ngành có giá trị sản xuất công nghiệp lớn thứ hai sau ngành chế biến thực phẩm. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,4% so với năm 2018, kim ngạch xuất khẩu đạt 280,7 triệu USD, tăng 6,6%, xuất khẩu trên 44 quốc gia và vùng lãnh thổ.
          Hiện nay, các doanh nghiệp chế biến gỗ đang đứng trước nhiều cơ hội để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất, nâng cao lợi nhuận. Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung vẫn còn tiếp tục căng thẳng, việc Mỹ áp thuế cao đối với các sản phẩm của Trung Quốc làm cho sản phẩm của nước này bị mất lợi thế cạnh tranh so với các nước khác. Do đó, các nhà nhập khẩu Mỹ chuyển hướng sang các thị trường thay thế, trong đó có Việt Nam. Thực tế cho thấy, từ giữa năm 2018 cho đến nay, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm bàn, ghế gỗ của các doanh nghiệp Bình Định sang thị trường Mỹ tăng nhanh: Năm 2018 đạt 52,6 triệu USD, tăng 56,5% so với năm 2017, năm 2019 đạt 74,4 triệu USD, tăng 41,6% so với năm 2018, năm 2020 dự báo thị trường Mỹ sẽ còn tiếp tục rộng mở. Đây là một thị trường khó tính nhưng giá trị và lợi nhuận mang lại cao, nếu khai thác tốt, ngành chế biến gỗ năm 2020 sẽ trở thành điểm sáng, thúc đẩy công nghiệp toàn tỉnh phát triển.
          Dịch Covid-19 đang bùng phát tại Trung Quốc cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp chế biến gỗ của nước này, sản xuất bị đình trệ, xuất khẩu sang các thị trường khác nhất là Mỹ đang gặp khó khăn, trong khi đó nhu cầu đồ gỗ của người dân Mỹ ngày càng cao. Mùa gỗ năm 2019-2020 sắp kết thúc, doanh nghiệp Bình Định cần cải tiến chất lượng sản phẩm, mẫu mã, quản trị tốt doanh nghiệp để đón đầu cơ hội trong mùa hàng 2020-2021.
          Ngày 12/02/2020, Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu thông qua Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu (EU) và Việt Nam (EVFTA), đây là cú huých lớn cho xuất khẩu nói chung và ngành chế biến bàn, ghế gỗ nói riêng. Khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương với 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Số còn lại sẽ được miễn thuế trong vòng 7 năm. Thị trường EU là thị trường lớn nhất, chiếm 46% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ, do đó các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cần có sự đầu tư, chuẩn bị tốt nhất để đón cơ hội vàng.
          Doanh nghiệp chế biến gỗ của Bình Định đứng trước nhiều thời cơ đang đến, tuy nhiên thách thức cũng không hề nhỏ. Vấn đề lớn nhất đặt ra đối với ngành gỗ là nguyên liệu. Hiện nay, nguồn cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến gỗ tại Bình Định phần lớn là từ nhập khẩu. Thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ ở các nước nhất là các thị trường khó tính như Mỹ, Châu Âu luôn yêu cầu khắt khe về nguồn gỗ xuất xứ gỗ nguyên liệu, chứng chỉ FSC. Trong khi đó, số lượng gỗ nguyên liệu ở trong nước có chứng nhận hợp pháp và chứng chỉ FSC là rất hạn chế, không đáp ứng đủ nhu cầu của các doanh nghiệp phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các nước khác, gây áp lực lên chi phí sản xuất. Ngoài ra, việc cạnh tranh về nguyên liệu gỗ giữa các doanh nghiệp, một số nước thực hiện chính sách đóng của rừng càng ngày làm cho bài toán nguyên liệu của các doanh nghiệp càng khó khăn.
          Nguồn lao động không ổn định và thiếu lao động, nhất là lao động có tay nghề cao cũng là vấn đề nan giải. Các đơn hàng gỗ thực hiện theo mùa và không đồng nhất giữa các tháng nên việc giữ chân lao động là rất khó. Tháng cao điểm, doanh nghiệp luôn đối mặt với tình trạng căng thẳng về lao động. Do đó, cần có các chính sách quan tâm đến người lao động để khi doanh nghiệp cần là có đủ nguồn lao động phục vụ sản xuất.
          Hiện nay, nguồn vốn kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ phần lớn là vốn vay, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 30%. Sản xuất phụ thuộc rất lớn vào lãi suất ngân hàng, không chủ động được nguồn tài chính của doanh nghiệp.
          Một số vấn đề khác ngành gỗ đang gặp phải như: Xây dựng thương hiệu riêng cho đồ gỗ Bình Định đang còn yếu, các doanh nghiệp thực chất là gia công, từ mẫu mã kiểu dáng đến nguồn nguyên liệu đều do đối tác nước ngoài chỉ định, giá trị gia tăng chưa cao; năng suất lao động thấp; ít đầu tư, đổi mới công nghệ; ô nhiễm môi trường… Trước thực trạng này, một số giải pháp đặt ra là:
          Cần có chính sách phát triển nguồn nguyên liệu ổn định, đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn, doanh nghiệp cần có sự liên kết với người trồng rừng. Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các thị trường uy tín.
          Đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất sản xuất, giảm phụ thuộc vào lao động thủ công. Sử dụng nguyên liệu hiệu quả, kết hợp gỗ với các nguyên liệu khác tạo tính sáng tạo cho sản phẩm, giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Mở các lớp đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động. Chuyển đổi sản xuất hàng ngoại thất sang hàng nội thất. Đầu tư dây chuyền linh hoạt từ sản xuất đại trà sang sản xuất sản phẩm mang tính cá nhân hóa có giá trị cao.
          Đẩy mạnh phát triển thị trường, ổn định các thị trường truyền thống, mở rộng các thị trường mới dễ tính như Châu Phi. Tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá thương hiệu. Phát huy tốt vai trò của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định trở thành cầu nối giữa cơ quan chức năng và doanh nghiệp.
          Ngày 31 tháng 12 năm 2019, UBND tỉnh Bình Định đã ra Quyết định số 5025/QĐ-UBND Về việc phê duyệt Đề án Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2035. Đây là một định hướng cụ thể, rõ ràng góp phần thúc đẩy ngành chế biến gỗ tỉnh Bình Định tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, đúng với vị thế một trong bốn trung tâm chế biến gỗ mạnh nhất Việt Nam. Tận dụng thời cơ, biến thách thức thành cơ hội là vấn đề mà ngành chế biến gỗ tỉnh Bình Định quyết tâm thực hiện trong thời gian tới./.

Tác giả bài viết: Lê Thị Liên

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Số 757/QĐ-CTK

Quyết định ban hành lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 123 | lượt tải:39

Số 62/2024/NĐ-CP

Nghị định Số 62/2024/NĐ-CP

lượt xem: 172 | lượt tải:47

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 532 | lượt tải:110

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 529 | lượt tải:380

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 576 | lượt tải:147
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập90
  • Hôm nay3,045
  • Tháng hiện tại185,413
  • Tổng lượt truy cập50,323,733
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây