Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tỉnh Bình Định tháng 8 năm 2023 tăng 0,48% so tháng trước, tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, tăng 1,24% so với tháng 12 năm trước, bình quân 8 tháng đầu năm 2023 tăng 2,04% so với cùng kỳ.
So với tháng trước:tháng này có 5/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chínhtăng giá, đó là: nhóm giao thôngtăng 3,44%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,6%;nhóm may mặc, mũ nón, giày dépcùng tăng 0,29%;nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,22%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,21%. Có 6/11 nhóm ổn định giá là:nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình; nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm bưu chính viễn thông; nhóm giáo dục và nhóm văn hóa, giải trí và du lịch. Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tháng 8/2023 so với tháng 7/2023:Chỉ số Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,22%, chịu tác động 3 nhóm hàng chính:Chỉ số nhóm lương thực tăng 0,56% so với tháng trước, tác động tăng giá của các mặt hàng gạo tăng 0,78%,do nhu cầu xuất khẩu gạo vẫn tiếp tục tăng. Giá gạo tăng tác động đến giá một số mặt hàng nhóm lương thực chế biến tăng 0,08% như: bún, bánh phở, bánh đa; mỳ sợi, mỳ, phở/cháo ăn liền lần lượt tăng: 0,37%, 0,17%. Chỉ số giá nhóm thực phẩm chỉ tăng 0,08% so với tháng trước do giá các mặt hàng thực phẩm thiết yếu tăng. Nhóm thịt gia súc tươi sống chung tăng 0,66%, do chủ yếu thịt lợn tăng 1,07%, thịt bò tăng 0,22%, các sản phẩm nội tạng tăng 0,43%. Nguyên nhân giá tăng vì trong tháng tại tỉnh Bình Định diễn ra nhiều chương trình; thêm vào đó, giá gia súc hơi tăng 2,6%. Nhóm thịt gia súc tươi sống tăng kéo theo các mặt hàng thịt chế biến tăng 0,42% do tác động của nhóm thịt quay, giò chả tăng 0,45%. Bên cạnh đó, nhóm thịt gia cầm tươi sống cũng tăng 0,16%, ảnh hưởng bởi giá thịt gà tăng 0,18%, nhóm thịt gia cầm khác tăng 0,04%; các mặt hàng trứng các loại tăng 1,8%. Tháng 8/2023, tại địa phương thời tiết thuận lợi cho việc đánh bắt, khai thác thủy sản. Tuy nhiên, trong tháng rơi vào tháng du lịch kéo theo dịch vụ ăn uống tăng, nguồn cung cho nhà hàng cũng tăng cao nên nhu cầu tiêu dùng sản phẩm thủy sản tăng, dẫn đến nhóm thủy sản tươi sống tăng 0,37%, ảnh hưởng bởi sự tăng giá của cá tươi hoặc ướp lạnh tăng 0,61%; trong đó: mặt hàng cá quả, cá chép, cá thu, cá nục lần lượt tăng 0,73%; 0,52%; 0,45%; 0,52%; thủy hải sản tươi sống khác tăng 0,7%. Ngược lại, tôm tươi hoặc ướp lạnh giảm 0,65%, cụ thể: tôm rảo, tôm nuôi nước ngọt giảm 0,56%; tôm đồng loại nhỏ giảm 0,65% do nhu cầu xuất khẩu tôm giảm, trong khi nguồn cung lại dồi dào. Cùng với đó, nhóm các loại đậu và hạt tăng 0,21% . Hiện nay, giá bán mặt hàng này trên thị trường vẫn tăng cao do nhu cầu tiêu dùng phục vụ sức khỏe tăng như: đậu xanh hạt tăng 0,24%. Ngược lại, rau tươi, khô và chế biến giảm 0,62% như: bắp cải, su hào, cà chua, rau muống, đỗ quả tươi, rau dạng quả củ, măng tươi, rau tươi khác, rau chế biến các loại lần lượt giảm: 2,14%, 0,32%, 0,59%, 1,9%, 3,66%, 0,91%, 0,66%, 0,77%, 0,84% do bắt đầu mùa thu hoạch. Bên cạnh đó, đang vào chính vụ thu hoạch trái cây, giá các loại quả tươi, chế biến giảm 0,88%; trong đó: quả có múi giảm 1,19%; chuối giảm 0,9%; táo giảm 0,31%; quả tươi khác giảm 1,71%; đu đủ giảm 1,36%; thanh long giảm 4,53% do nguồn cung trái cây dồi dào. Trong tháng 8/2023 vẫn là tháng hè, lượng khách du lịch tăng. Chỉ số giá nhóm lương thực tăng 0,56%, nhóm thực phẩm tăng 0,08% dẫn đến nhu cầu tiêu dùng ăn uống tăng cao, giá dịch vụ ăn uống ngoài gia đình tăng 0,41% so với tháng trước. Nhóm hàng may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,29%, do nhu cầu mua sắm tăng phục vụ năm học mới của học sinh, sinh viên; nhóm vải các loại tăng 0,72%; nhóm quần áo may sẵn tăng 0,26%, nhóm giày dép tăng 0,35%.Chỉ số nhóm Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,6% so với tháng trước. Tăng chủ yếu ở nhóm ga, các loại chất đốt khác do giá gas tăng 7,35% và trong tháng Liên Bộ Tài chính và Công Thương có 3 lần điều chỉnh tăng giá, cụ thể: dầu hỏa tăng 15,99%; nhóm nước sinh hoạt tăng 0,6%, điện sinh hoạt tăng 1,87%, do thời tiết nắng nóng, nhu cầu tiêu thụ điện, nước tăng. Ngược lại, nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 0,78%, chịu tác động của vật liệu bảo dưỡng nhà ở chính giảm 1,61%; trong đó: thép tròn trơn giảm 5,41%, thép cây đốt giảm 5,99% do giá thép thế giới giảm. Chỉ số giá Giao thông tăng 3,44% so với tháng trước, do tháng 8/2023 Liên Bộ Tài chính và Công Thương có 3 lần điều chỉnh tăng giá xăng dầu dẫn đến nhóm nhiên liệu tăng 8,92%; trong đó: xăng tăng 9,98%; dầu Diezel tăng 15,89%.Chỉ số nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,21% so với tháng trước. Giá vàng tại thị trường trong tỉnh bình quân 5.472 ngàn đồng/chỉ, tăng 0,38% so tháng trước. Giá đô la Mỹ bình quân tháng 8/2023 là 23.899 VND/USD, tăng 0,34% so tháng trước. Diễn biến Chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ bình quân 8 tháng năm 2023 tăng 2,04% so với cùng kỳ. Trong 11 nhóm hàng chính, có 9 nhóm có chỉ số tăng lần lượt như sau: Tăng cao nhất là nhóm Hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 3,55%; tiếp theo là nhóm Giáo dục tăng 3,45%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,11%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,33%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 1,94%; nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 1,91%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 1,76%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,67%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,36%. Ngược lại, nhóm giao thông giảm 3,83%. Duy chỉ có nhóm thuốc và dịch vụ y tế có chỉ số giá ổn định. Chỉ số giá vàng giảm 0,24%; ngược lại đô la Mỹ tăng 2,5% so với cùng kỳ./.