Chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ tỉnh Bình Định Tháng 3/2023

Thứ hai - 27/03/2023 16:44
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tỉnh Bình Định tháng 3 năm 2023 giảm 0,52% so tháng trước; tăng 2,66% so với cùng kỳ năm trước; tăng 0,45% so với tháng 12 năm trước; bình quân 3 tháng đầu năm 2023 tăng 3,16% so với cùng kỳ.
Chỉ số giá cả hàng hoá và dịch vụ tỉnh Bình Định Tháng 3/2023
         Diễn biến giá cả một số mặt hàng trong tháng 3/2023 so với tháng 02/2023: Có 4 nhóm giảm giá so với tháng trước: giảm nhiều nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,28%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,89%; nhóm giao thông giảm 0,54%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,05%. Ngược lại, có 3 nhóm tăng giá so với tháng trước là nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,06%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,04%. Các nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm bưu chính viễn thông và nhóm giáo dục ổn định giá.
          Tháng này, nguồn cung thực phẩm dồi dào, nhu cầu tiêu thụ giảm, nên giá giảm 2,25%, cụ thể: thịt gia súc tươi sống giảm 2,59%; giảm nhiều nhất là giá thịt lợn giảm 4,26%, thịt bò giảm 0,74%, các sản phẩm nội tạng giảm 1,7%; kéo theo các mặt hàng thịt chế biến giảm 1,04%. Cùng xu hướng đó, các mặt hàng trứng các loại giảm 2,74%; thịt gia cầm tươi sống giảm 1,62%, ảnh hưởng bởi giá thịt gà giảm 1,89% do nguồn cung dồi dào. Sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt khá; thêm vào đó, giá xăng dầu giảm, kéo theo giá thủy sản tươi sống giảm 4,08%. Chỉ số giá rau tươi, khô và chế biến giảm 3,84%, một số mặt hàng như: bắp cải; su hào; cà chua; khoai tây; rau muống; đỗ quả tươi; rau dạng quả, củ; măng tươi; rau gia vị tươi, khô các loại lần lượt giảm: 3,37%; 4,56%; 3,3%; 2,37%; 7,59%; 7,06%; 6,15%; 3,86; 3,69%. Ngược lại, giá rau khô các loại nhập từ nguồn cung cấp ngoài tỉnh tăng: 0,28% do nguồn hàng khan hiếm. Tuy vào đầu mùa nắng, giá các loại quả tươi, chế biến giảm 2,43%; trong đó: quả có múi (cam, quýt) giảm 4,26%, chuối giảm 2,02%; táo giảm 1,85%; xoài giảm 1,88%; quả tươi khác (dưa hấu, thanh long, nho, nhãn…) giảm 1,78% do nguồn cung trái cây từ các tỉnh miền Nam về địa phương có nhiều chủng loại và phong phú.
        Nhóm lương thực tăng 0,79% so với tháng trước, chủ yếu ở các mặt hàng gạo tăng 1,32%; lương thực chế biến tăng 0,21%, vì tại địa phương chưa thu hoạch lúa vụ Đông Xuân, lượng lương thực thị trường cung ứng thấp hơn so với nhu cầu đã đẩy giá bán sản phẩm lên; cùng với đó, giá gạo tăng kéo theo một số các mặt hàng khác tăng như: mỳ sợi, mỳ, phở/cháo ăn liền tăng 0,54%. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,89%.
        Nhóm giao thông giảm 0,54% do Liên Bộ Tài chính và Công Thương điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày 21/3/2023: xăng A95 giảm bình quân 36 đồng/lít; xăng E5 giảm bình quân 139 đồng/lít; dầu Diezen giảm bình quân 1.412 đồng/lít, dẫn đến nhóm nhiên liệu giảm 0,37%; chỉ số giá nhóm phương tiện đi lại giảm 0,67%; nhóm bảo dưỡng phương tiện đi lại giảm 8,22%; nhóm dịch vụ khác cho phương tiện cá nhân giảm 0,36%. Một số mặt hàng giảm giá do khuyến mãi, nhằm kích cầu tiêu dùng cho người dân như: nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,05%. Trái chiều, giá nguyên liệu đầu vào tăng làm cho một số mặt hàng thiết bị dùng trong gia đình tăng 0,08%.
        Trong tháng 3/2023, có 2 lần điều chỉnh giá ga và các loại chất đốt khác của Liên Bộ tài chính và Công thương giảm 6,77%; trong đó, gas giảm 7,09%; dầu hỏa giảm 7,52%. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng, do nhóm đồ dùng cá nhân tăng 0,34%; trong đó, hàng chăm sóc cơ thể tăng 0,65%; túi xách, valy, ví tăng 1,18%. Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,04%, do tháng này bắt đầu các công trình thi công xây dựng, chủ yếu nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 1,97%; trong đó: vật liệu bảo dưỡng nhà ở chính tăng 2,04%, như: thép các loại tăng 6,97% do các nhà máy sản xuất gia tăng sản lượng phục vụ cung ứng cho mùa xây dựng; gạch xây tăng 6,76% và ngói lợp tăng 2,69% do giá thành nguồn nguyên liệu sản xuất gạch và ngói tăng.

        Giá vàng tại thị trường trong tỉnh bình quân 5.390 ngàn đồng/chỉ, tăng 0,77% so tháng trước. Giá đô la Mỹ bình quân là 23.835 VND/USD, tăng 0,42% so tháng trước.
       Diễn biến Chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ quý I/2023 tăng 3,16% so với cùng quý năm trước: Có 9 nhóm chỉ số tăng; tăng cao nhất là nhóm giáo dục tăng 9,21%; kế tiếp là nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 4,37%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,34%; nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 3,25%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,98%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 2,15%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 1,95%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,82%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,91%. Ngược lại, nhóm Giao thông giảm 0,98%. Riêng nhóm thuốc và dịch vụ y tế ổn định.
      Chỉ số giá vàng quý I/2023 giảm 1,65%, giá đô la Mỹ tăng 3,76% so với cùng kỳ./.
 

Tác giả bài viết: Lê Thị Phượng Liên

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 227 | lượt tải:32

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 210 | lượt tải:98

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 223 | lượt tải:66

Số: 1082/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2023

lượt xem: 104 | lượt tải:26

Số: 879/QĐ-TCTK

Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045

lượt xem: 944 | lượt tải:242
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập794
  • Máy chủ tìm kiếm75
  • Khách viếng thăm719
  • Hôm nay102,157
  • Tháng hiện tại2,822,094
  • Tổng lượt truy cập40,292,543
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây