Qua những kết quả đạt được từ mô hình chuyển đổi cây trồng cạn mà trọng điểm là cây lạc đã đem lại hiệu quả kinh tế cao do Hội làm vườn tỉnh Bình Định tổ chức, người nông dân ở xã Bình Thuận đã áp dụng rộng rãi vào thực tiễn canh tác tại địa phương.Diện tích trồng cây lạc không ngừng tăng trong những năm trở lại đây. Cụ thể,năm 2015 diện tích 358,5 ha, năm 2016 diện tích 430 ha, năm 2017 diện tích 502 ha và năm 2018 diện tích 617,8 ha, năng suất bình quânhàng năm là36,7 tạ/ha. Với23.000 đồng/kg thì mỗi ha bà con thu được khoảng84 triệuđồng, hiệu quả hơn nhiều so với các loại cây trồng cạn khác như lúa, mì, bí bỏ…
Tuy nhiên,diện tích trồng cây lạc hàng năm còn ít, chiếm khoảng 33,9% trên tổng diện tích trồng cây hàng năm khác của xã, lãnh đạo địa phương cần tập trung khuyến khích bà con nông dân mở rộng diện tích cây trồng cạn, trong đó ưu tiên trồng cây lạc. Ngay cả ở chân ruộng không chủ động nước tưới, nhưng nếu điều kiện thuận lợi thì cũng nên chuyển đổi chuyển sang trồng lạc.
Những năm gần đây, nhờ có cây lạc mà đời sống của người dân ở xã ngày một được cải thiện. Năm nào người dân cũng được mùa, giá bán ổn định. Vì thế, bà con nông dân chú trọng đầu tư vào phát triển mô hình trồng lạc, đưa cây lạc trở thành một trong những cây trồng chủ lực của địa phương. Trong tương lai, xã sẽ chú trọng hơn nữa vào khâu đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, góp phần ổn định thu nhập cho người dân, cũng như đẩy mạnh pháttriển KT-XH của xã.
Để tiếp tục nhân rộng và phát triển bền vững các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hằng năm, xã Bình Thuận phối kết hợp với các đoàn thể mời các kỹ sư chuyên ngành của Trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp huyện; phòng, ban chuyên môn của huyện Tây Sơn và doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp, giống cây trồng... mở các lớp tập huấn, hướng dẫn chuyển giao, đào tạo cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, UBND xã còn giúp nông dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ các quỹ, hội, ngân hàng... nhằm mở rộng sảnxuất kinh doanh.
Theo Lãnh đạo UBND xã Bình Thuận, để nông dân bám ruộng, vươn lên làm giàu từ đồng ruộng, xã đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đến nay, xã đã chuyển đổi hầu hết đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây lạc có giá trị kinh tế cao hơn.
Đặc biệt, xã chú trọng phát huy lợi thế từ cây lạc để phát triển những vùng lạc thành cánh đồng mẫu lớn, chất lượng cao. Thực hiện mục tiêu đó, những năm gần đây, với sự giúp đỡ của Phòng nông nghiệp huyện phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh, xã tiến hành đưa những giống lạc lai vào sản xuất, cho năng suất cao.
Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã khẳng định hướng đi đúng đắn của chính quyền và người dân Bình Thuận. “Được công nhận là xã nông thôn mới năm 2018, Bình Thuận tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; duy trì và nâng cao hơn nữa các tiêu chí về nông thôn mới. Toàn xã Bình Thuận đang dồn sức để xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn mới” – Lãnh đạo UBND xã khẳng định.
Tác giả bài viết: Trần Văn Phú - TKV Chi cục Thống kê huyện Tây Sơn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn