Hoài Ân nỗ lực xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm cây trồng có thế mạnh trên địa bàn huyện

Thứ năm - 28/05/2020 09:40
trong thời gian qua, lãnh đạo địa phương đã có nhiều chủ trưởng để xây dựng các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản, gắn sản xuất với nhu cầu thị trường để định hướng phát triển; kêu gọi, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Hoài Ân nỗ lực xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm cây trồng có thế mạnh trên địa bàn huyện
Hoài Ân là huyện trung du, có diện tích đất nông nghiệp trên 9700 ha, đất đai màu mỡ, thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Trong những năm qua, cùng với những nỗ lực vươn lên làm giàu từ ngành nông nghiệp của bà con nông dân, Chính quyền địa phương đã có nhiều chủ trương, chính sách để định hướng, khuyến khích phát triển sản xuất, mà trọng tâm là phát triển cây trồng có thế mạnh, trên nền tảng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng đến một nền nông nghiệp sạch (GAP). Kết quả của quá trình phấn đấu đó đã làm cho sản phẩm cây trồng trên địa bàn huyện ngày càng tăng về năng sất, sản lượng; đa dạng về chủng loại sản phẩm, nổi bậc là: Lúa, ngô, bưởi Hoài Ân, dừa xiêm, trà Gò Loi, bơ sáp …
Mặt khác, khi sản lượng các loại cây trồng đã đạt đến mức cao, thì nhu cầu liên kết tiêu thụ trở thành một nhiệm vụ cấp bách và cần thiết, nhằm hướng tới sự phát triển bền vững. Vì vậy, trong thời gian qua, lãnh đạo địa phương đã có nhiều chủ trương để xây dựng các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản, gắn sản xuất với nhu cầu thị trườngđể định hướng phát triển; kêu gọi, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.  Đến nay, các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản đang từng bước hình thành và đi vào thực tế sản xuất, tạo ra một số mô hình nổi bật sau đây:
Chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm lúa:Sản lượng lúa của huyện hàng năm đạt trên 54 nghìn tấn, gần một nửa trong số đó có nhu cầu bán ra thị trường, việc xây dựng liên kết tiêu thụ là nhu cầu cần thiết. Liên kết tiêu thụ được xây dựng hiện nay chủ yếu là liên kết với các công ty cung ứng giống cây trồng, điển hình là chuỗi liên kết giữa các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Hoài Ân vớiViện Khoa học kỹ thuật Duyên hải Nam Trung Bộ: Theo đó, các hợp tác xã nông nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ các loại lúa giống có năng suất cao,thích hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán sản xuất của huyện như: BĐR27, AN1, ANS1...Đổi lại Viện Khoa học kỹ thuật Duyên hải Nam Trung Bộ sẽ hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật nông nghiệp, phối hợp với  ngành chức năng địa phương xây dựng Qui hoạch phát triển cây ăn quả có thế mạnh và cây chè theo hướng thực hành nông nghiệp sạch (GAP); xây dựng các chương trình dự án phát triển ngành nông nghiệp tại địa phương; ký kết mua lúa thịt của bà con nông dân sản xuất ra bằng nguồn giống của Viện cung ứng, với giá cả ưu đãi hơn giá bình quân chung của thị trường.  Việc phát triển mối liên kết này đã tạo ra bước đột phá cả về chất và lượng của ngành nông nghiệp địa phương, mang nặng tính chất hỗ trợ phát triển sản xuất từ một đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp. Thành quả được thấy rõ là ngành nông nghiệp của huyện phát triển có định hướng cây trồng, vật nuôi rõ ràng theo một qui hoạch tổng thể, năng suất lúa bình quân các năm gần đây tăng lên đáng ghi nhận (năm 2016: 65,2 tạ/ha; năm 2017: 67,4 ta/ha; năm 2018: 68,5 tạ/ha, năm 2019: 69,9 tạ/ha, vụ đông xuân năm nay đạt 74,3 tạ/ha)
Bên cạnh việc liên kết tiêu thụ lúa thịt thương phẩm, chủ trương của lãnh đạo địa phương hiện nay định hướng sản xuất lúa hữu cơ, nhằm tăng cường đưa sản phẩm lúa của Hoài Ân đến nhiều đối tượng người tiêu dùng. Trong đầu năm 2020, HTX Ân Tín đã sản xuất thử nghiệm 2 ha lúa hữu cơ. Kết quả đã cho sản phẩm đảm bảo yêu cầu, được người tiêu dùng tích cực hưởng ứng, một số đơn vị trong tỉnh đăng ký liên kết tiêu thụ. Kế hoạch thời gian tới sẽ nhân rộng mô hình này.
Chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả:Đất nông nghiệp của Hoài Ân rất thích hợp cho việc trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Việc phát triển trồng cây ăn quả có thế mạnh là một nội dung quan trọng trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện, trong đó trọng tâm là cây bưởi, dừa xiêm, bơ sáp và cây chè. Đến nay, qui mô diện tích của các loại cây này đã đạt đến 787 ha (bưởi: 235 ha, dừa xiêm: 483 ha; bơ sáp: 62 ha, chè: 7 ha); có 62 mô hình có qui mô sản xuất lớn (diện tích từ 0,5 ha trở lên) đăng ký thực hiện theo mô hình nông nghiệp sạch VIETGAP, dưới sự hỗ trợ và giám sát củaTrung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện. Với qui mô sản xuất nói trên, tuy bước đầu sản phẩm hàng hóa chưa nhiều, nhưng trong tương lai gần thì lượng hàng hóa nông sản được sản xuất ra hàng năm khá lớn, rất cần đến việc xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ.

Nhãn hiệu SP"Bưởi Hoài Ân" và "Trà Gò Loi"  được Cục Sở hữu trí tuệ chứng nhận
Bước đầu của việc xây dựng chuỗi liên kết, huyện đã đăng ký được nhãn hiệu sản phẩm, theo đó ngày 10/4/2019 Cục Sở hữu trí tuệ đã chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho 2 sản phẩm của huyện là: "Bưởi Hoài Ân" và "Trà Gò Loi". Để xúc tiến quá xây dựng chuỗi liên kết, ngành nông nghiệp huyện đã chủ trương kêu gọi, hỗ trợ thành lập các Hợp tác xã, doanh nghiệp thực hiện việc thu mua cung ứng sản phẩm hàng hóa cây ăn quả nói trên cho các Trung tâm thương mại trong và ngoài tỉnh; cung cấp vật tư, nguyên liệu sản xuất đầu vào và hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân. Đến nay, đã có một Hợp tác xã đăng ký thành lập để thực hiện chuỗi liên kết này; tiến hành đàm phán với lãnh đạo siêu thị Coopmart để ký kết hợp đồng tiêu thụ. Ngoài ra, Công ty xuất nhập khẩu Vạn Phúc(tỉnh Bến Tre) cũng đã đến làm việc với lãnh đạo địa phương để bàn bạc và đặt vấn đề ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Với việc định hướng sản xuất và bước đầu xây dựngchuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nói trên đã cơ bản hoàn thiện bức tranh về sản xuất cây ăn quả trên địa bàn huyện.
Với quan điểm sản xuất theo hướng nông nghiệp sạch (GAP) và gắn với thị trường tiêu thụ, là bước đi khởi đầu trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện, hy vọng Hoài Ân sẽ thành công trong việc phát triển ngành nông nghiệp bền vững, là động lực để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện thu nhập và đời sống của nhân dân./.

Tác giả bài viết: Thái Văn Hiếu

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 6 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 6 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Số 757/QĐ-CTK

Quyết định ban hành lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 123 | lượt tải:39

Số 62/2024/NĐ-CP

Nghị định Số 62/2024/NĐ-CP

lượt xem: 172 | lượt tải:47

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 532 | lượt tải:110

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 529 | lượt tải:380

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 577 | lượt tải:147
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay3,353
  • Tháng hiện tại185,721
  • Tổng lượt truy cập50,324,041
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây