Chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tỉnh Bình Định - Tháng 8/2024

Thứ bảy - 31/08/2024 17:14
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tỉnh Bình Định tháng 8 năm 2024 giảm 0,05% so tháng trước; tăng 2,86% so với cùng kỳ năm trước; tăng 2,0% so với tháng 12 năm trước; bình quân 8 tháng năm 2024 tăng 2,82% so với cùng kỳ.
Ảnh CPI tháng 08 2024
Ảnh CPI tháng 08 2024
Tháng Tám tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh duy trì ổn định, lưu thông thông suốt, nhiều doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ đã tiếp tục tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giá cả hợp lý với nhiều loại mặt hàng giảm giá nhằm kích cầu tiêu dùng. 
So tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 04 nhóm tăng giá so với tháng trước như: Nhóm nhà ở, điện nước chất đốt và VLXD tăng 0,35%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,16%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,05%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,03%; Có 06 nhóm chỉ số ổn định so với tháng trước là: nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép; nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm bưu chính viễn thông; nhóm giáo dục và nhóm văn hóa, giải trí du lịch. Duy nhất nhóm giao thông giảm 1,78%
Trong tháng 8, Liên Bộ Tài chính và Công Thương giảm giá xăng dầu, làm cho nhóm giao thông giảm 1,78%, trong đó, nhóm nhiên liệu giảm 5,16%, dịch vụ giao thông công cộng tăng 1,39% do giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 10,59%, giá vận tải hành khách bằng đường sắt giảm 4,09%; Nhóm phụ tùng tăng 0,21%.
Chỉ số nhóm lương thực tăng 0,14% trong đó, giá gạo giảm 0,36% do nông dân trên địa bàn tỉnh bắt đầu thu hoạch lúa vụ Hè Thu, giá gạo giảm nhẹ. Ở chiều ngược lại, giá nhóm bột mì và ngũ cốc khác tăng 4,27% do nguyên liệu tăng; nhóm lương thực chế biến tăng 0,03%.
Chỉ số nhóm thực phẩm tăng 0,01%, tăng cao nhất nhóm thịt gia súc tươi sống tăng 1,15%, trong đó: Giá thịt bò tăng 0,06%, giá thịt lợn tăng 2,14% do tăng trở lại sau ảnh hưởng của dịch tả châu Phi trên cả nước, nhóm hàng thịt chế biến tăng 0,19%. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ tháng 7 âm lịch giảm, dẫn đến giá thịt gia cầm tươi sống giảm 2,19%; nhóm thủy sản tươi sống giảm 1,01%, trong đó, cá tươi, hoặc ướp lạnh giảm 1,15%; tôm tươi hoặc ướp lạnh giảm 0,67%, thủy sản tươi sống khác giảm 0,51%, nhưng nhóm thủy sản chế biến vẫn tăng 0,23% do khách du lịch tiêu thụ nhiều. Nhóm rau tươi, khô và chế biến tăng nhẹ 0,25% như: cà chua tăng 1,05%; đỗ quả tươi tăng 0,85%,…Ngược lại, một số mặt hàng rau giảm do lượng hàng về nhiều nên giá giảm như: bắp cải giảm 4,54%, su hào giảm 0,94%, khoai tây giảm 0,44%,.. Nhóm quả tươi, chế biến tăng 0,54%, do nhu cầu tiêu dùng nhiều trong mùa hè, đồng thời một số mặt hàng cuối vụ nên giá tăng. 
Chỉ số nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,35%, vì: nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở 0,83%, tăng do giá cát khai thác khó khăn nên giá tăng cao, giá điện sinh hoạt tăng 1,04%, nước sinh hoạt tăng 0,53% do tiêu thụ nhiều trong mùa hè; nhóm gas và các loại chất đốt khác tăng 0,25%. Chỉ số giá nhóm thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,05% do chi phí nhân công và nguyên vật liệu đầu vào tăng. Chỉ số nhóm Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,16% do dịch vụ hiếu hỷ tăng 0,25%, đồ trang sức tăng 3,94%.
Chỉ số giá vàng tăng 2,2%. Chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,72% .
So cùng kỳ, chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ tháng 8 năm 2024 so với cùng kỳ tăng 2,86%. Trong 11 nhóm hàng chính, có 09 nhóm có chỉ số tăng: Giáo dục tăng 11,14%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 6,15%; Hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 4,02%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,22%; Đồ uống và thuốc lá tăng 1,87%; Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 1,78%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,53%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,53%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%. Ngược lại, có 02 nhóm giảm là: Nhóm Giao thông giảm 0,79%; Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,72%.
Chỉ số giá vàng tăng 36,5%, chỉ số đô la Mỹ tăng 5,71%.
Bình quân 8 tháng 2024 tăng 2,82% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 10 nhóm chỉ số tăng; tăng cao nhất là nhóm giáo dục tăng 11,0%; Kế tiếp là nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,96%; Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,21%; Nhóm giao thông tăng 3,11%; Nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 2,25%; Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,81%; Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 1,68%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,51%; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%. Ngược lại, có 01 nhóm giảm là nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,4%.
Chỉ số giá vàng tăng 27,25%, giá đô la Mỹ tăng 5,88% so với cùng kỳ.
Nhìn chung, Tám tháng đầu năm 2024 tỉnh Bình Định đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, lễ hội du lịch, vui chơi giải trí nhưng tình hình giá cả hàng hóa, dịch vụ ổn định; CPI 8 tháng đầu năm 2024 tại tỉnh Bình Định tăng 2,82% so với bình quân cùng kỳ. Trong thời gian tới, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ban ngành có liên quan trong việc quản lý kiểm tra, kiểm soát giá cả, dự tính nguồn cung - cầu hàng hóa, đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, không để tình trạng găm hàng, đầu cơ hàng hóa, gây sốt giá hàng hóa và đặc biệt giá dịch vụ ăn uống, lưu trú, nhất là trong dịp Lễ Quốc khánh 02/9 sắp tới./.
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Bích Thủy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Số 757/QĐ-CTK

Quyết định ban hành lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 37 | lượt tải:14

Số 62/2024/NĐ-CP

Nghị định Số 62/2024/NĐ-CP

lượt xem: 54 | lượt tải:21

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 444 | lượt tải:93

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 446 | lượt tải:252

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 469 | lượt tải:127
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập161
  • Máy chủ tìm kiếm81
  • Khách viếng thăm80
  • Hôm nay6,802
  • Tháng hiện tại973,339
  • Tổng lượt truy cập48,712,986
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây