Chỉ số giá dịch vụ tiêu dùng và hàng hoá tỉnh Bình Định - Tháng 9/2024

Thứ hai - 30/09/2024 14:03
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tỉnh Bình Định tháng 9 năm 2024 tăng 0,06% so tháng trước; tăng 2,27% so với cùng kỳ năm trước; tăng 2,05% so với tháng 12 năm trước; bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 2,75% so với cùng kỳ.
Ảnh CPI 09 2024
Ảnh CPI 09 2024
Tháng 9/2024, tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh duy trì ổn định, lưu thông thông suốt, nhiều doanh nghiệp, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng bán lẻ đã tiếp tục tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, giá cả hợp lý với nhiều loại mặt hàng giảm giá nhằm kích cầu tiêu dùng. Mặc dù, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào nước ta, nhưng Bình Định không bị ảnh hưởng nhiều. Nhìn chung các mặt hàng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, nguồn cung dồi dào đa dạng đảm bảo đáp ứng phục vụ tiêu dùng cho nhân dân và khả năng huy động khi cần thiết, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hóa, tăng giá cục bộ gây bất ổn thị trường.
So tháng trước, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 05 nhóm tăng giá so với tháng trước như: Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,59%; nhóm nhà ở, điện nước chất đốt và VLXD tăng 0,30%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,05%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%. Duy nhất có 01 nhóm giảm: nhóm giao thông giảm 2,64% do giá xăng, dầu giảm. Có 05 nhóm chỉ số ổn định so với tháng trước là: nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép; nhóm bưu chính viễn thông; nhóm giáo dục và nhóm văn hóa, giải trí du lịch. Nhóm giáo dục: Tháng 9 đã bắt đầu vào năm học mới 2024-2025; tuy nhiên, giá cả sách giáo khoa, đồ dùng học tập và dịch vụ học phí vẫn ổn định.
Nguyên nhân CPI tháng 9 năm 2024 tăng chủ yếu do tác động một số nhóm hàng chính chiếm cơ cấu lớn ảnh hưởng đến chỉ số giá chung:
- Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,59% chịu tác động 3 nhóm hàng chính:
+ Lương thực tăng 2,07%; trong đó, giá gạo tăng 3,58% do vụ Hè Thu đã kết thúc, đồng thời giá gạo trong nước và thế giới tăng do lũ lụt. Cùng với đó, giá gạo tăng tác động đến giá một số mặt hàng nhóm lương thực chế biến tăng 0,02% như: bún, bánh phở, bánh đa tăng 0,31%; nhóm bột mì và ngũ cốc khác tăng 2,09% do nguyên liệu tăng.
+ Chỉ số nhóm thực phẩm tăng 0,34%. Diễn biến giá cả một số mặt hàng trong nhóm thực phẩm như sau:
* Nhóm thịt gia súc tươi sống tăng 0,39%, trong đó: Giá thịt bò tăng 0,04%, giá thịt lợn tăng 0,58% đã tăng trở lại sau đợt lợn bị bệnh tại các huyện cánh Bắc của tỉnh, nhóm hàng thịt chế biến tăng 0,27%.
* Thịt gia cầm tươi sống giảm 0,90% do tiêu thụ chậm, cụ thể: Giá thịt gà giảm 0,85%, giá thịt gia cầm khác giảm 1,42%. Trứng các loại giảm 1,34%, do ít nắng nóng hơn, sản lượng trứng tăng trở lại nên giá giảm.
* Nhóm thủy sản tươi sống tăng 1,17%; trong đó, cá tươi, hoặc ướp lạnh tăng 1,05%; tôm tươi hoặc ướp lạnh tăng 1,32%, thủy sản tươi sống khác tăng 1,98% do thời tiết không thuận lợi; đồng thời, các nước trong khu vực tăng cường kiểm soát hoạt động khai thác trên biển, ngư trường khai thác hải sản của ngư dân bị thu hẹp đáng kể nên nguồn lợi hải sản suy giảm. Nhóm thủy sản chế biến cũng tăng 0,15% do nhu cầu tiêu thụ nhiều.
* Nhóm rau tươi, khô và chế biến giảm nhẹ 0,33% như: bắp cải giảm 4,24%; rau dạng quả, củ giảm 1,02%, măng tươi giảm 1,73% do lượng hàng nhiều; bên cạnh đó, một số mặt hàng tăng như: cà chua tăng 0,8%; khoai tây tăng 0,4%; đỗ quả tươi tăng 1,42%,…
* Nhóm quả tươi, chế biến tăng 0,48%, do nhu cầu tiêu dùng nhiều, đồng thời, một số mặt hàng cuối vụ nên giá tăng, như: Chuối tăng 0,63%, táo tăng 0,30%, xoài 4,30%.
+ Chỉ số nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 0,66% do giá nguyên liệu cà phê tăng mạnh, kéo theo giá dịch vụ nước uống cà phê ngoài gia đình tăng.
- Chỉ số nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,30%; tăng cao nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng 1,13%, vì cát khai thác khó khăn nên giá tăng cao; giá điện sinh hoạt vẫn tăng 0,47%, nhưng nước sinh hoạt giảm 0,15% do trong tháng có mưa nên lượng tiêu thụ ít; nhóm gas và các loại chất đốt khác tăng 0,52%, trong đó gas tăng 0,89%.
- Chỉ số giá nhóm thiết bị đồ dùng tăng 0,05%, chủ yếu mặt hàng tủ lạnh, tăng 0,63%; đồ nhựa và cao su tăng 0,18%; hàng thủy tinh, sành sứ tăng 0,47%. Dịch vụ sửa chữa thiết bị gia đình tăng 0,16%, dịch vụ thuê người phục vụ tăng 0,48% do tiền công tăng. Ngược lại, do nhiều cửa hàng tiếp tục áp dụng các chương trình kích cầu tiêu dùng như chăn, ga trải giường giảm 0,33%.
- Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,01%, giá thuốc vẫn ổn định, riêng dụng cụ y tế tăng 0,65%.
- Chỉ số nhóm Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02%; trong đó, dịch vụ sửa chữa đồ dùng cá nhân tăng 3,91% do tiền công tăng, đồ trang sức tăng 1,72%.
- Ngược lại, chỉ số giá giao thông tháng 9/2024 giảm 2,64%, do tháng 9/2024 Liên Bộ Tài chính và Công Thương có 2 lần điều chỉnh giá giảm và 1 lần tăng giá xăng dầu, dẫn đến nhóm nhiên liệu giảm 6,62%; trong đó: xăng giảm 7,35%; dầu Diezel giảm 8,73%; dịch vụ giao thông công cộng giảm 2,68% do giá vận tải hành khách bằng đường hàng không giảm 14,66%, giá vận tải hành khách bằng đường sắt giảm 2,17%. Nhóm phụ tùng tăng 0,48%.
+ Giá vàng thế giới tăng tiếp tục tăng, đã ảnh hưởng đến giá vàng trong nước tăng. Giá vàng tại thị trường trong tỉnh bình quân tháng 9 ở mức 7.627 ngàn đồng/chỉ, tăng 2,11%. Giá đô la Mỹ bình quân tháng 9 năm 2024 là 24.780 VNĐ/USD, giảm 1,91%.
Bình quân 9 tháng, Chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 2,75% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 10 nhóm chỉ số tăng; tăng cao nhất là nhóm giáo dục tăng 10,56%; kế tiếp là nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 5,09%; Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,31%; Nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 2,25%; Nhóm giao thông tăng 2,23%; Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,82%; Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 1,68%; Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,50%; Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,16%; Tăng thấp nhất là nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,02%. Ngược lại, có 01 nhóm giảm là nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,43%.
Chỉ số giá vàng tăng 28,35%, giá đô la Mỹ tăng 5,44% so với cùng kỳ.
Nhìn chung, chín tháng đầu năm 2024 tỉnh Bình Định đã tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, lễ hội du lịch, vui chơi giải trí nhưng tình hình giá cả hàng hóa, dịch vụ ổn định; CPI 9 tháng đầu năm 2024 tại tỉnh Bình Định tăng 2,75% so với bình quân cùng kỳ. Đạt được kết quả trên là do sự chỉ đạo kiểm soát giá cả lạm phát của Chính phủ; đồng thời, UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo, điều hành sâu sát, sự phối hợp giữa các sở, ban ngành trong việc kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ giá cả trên địa bàn tỉnh, giám sát cung cầu hàng hóa, kiểm soát chất lượng và quản lý giá cả, bình ổn thị trường được thực hiện nghiêm túc đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Bích Thuỷ

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Số 757/QĐ-CTK

Quyết định ban hành lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 89 | lượt tải:29

Số 62/2024/NĐ-CP

Nghị định Số 62/2024/NĐ-CP

lượt xem: 130 | lượt tải:38

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 496 | lượt tải:100

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 495 | lượt tải:353

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 532 | lượt tải:141
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập85
  • Hôm nay13,007
  • Tháng hiện tại29,534
  • Tổng lượt truy cập49,843,280
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây