Tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch huyện Tây Sơn

Thứ hai - 31/08/2020 07:58
Thời gian qua, cùng với phát huy nội lực và sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước, huyện Tây Sơn đã khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh về du lịch của địa phương, đưa huyện nhà từng bước phát triển, phấn đấu đến năm 2025 đạt chuẩn đô thị loại IV của tỉnh.
Tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch huyện Tây Sơn
Tây Sơn là huyện trung du, phía Tây Bắc giáp huyện Vĩnh Thạnh, phía Đông Bắc giáp huyện Phù Cát, phía Đông Nam giáp Thị xã An Nhơn, phía Nam giáp huyện Vân Canh, phía Tây giáp thị xã An Khê và các huyện Đắk Pơ, Kông Chro, tỉnh Gia Lai có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Nơi đây có rất nhiều di tích lịch sử và cảnh đẹp. Có vị trí thuận lợi trong việc giao lưu với các địa phương trong vùng và ngoại tỉnh. Cơ sở hạ tầng hoàn thiện, hệ thống đường bộ có Quốc lộ 19 nối liền Quy Nhơn với Pleiku và khu vực Tây Nguyên. Quốc lộ 19B đi từ khu kinh tế Nhơn Hội qua sân bay Phù Cát và kết thúc tại nút giao với quốc lộ 19 ở thị trấn Phú Phong; Đường Hàng không thông qua sân bay Phù Cát, nằm giáp ranh giữa 2 huyện Tây Sơn và Phù Cát, cách thị trấn Phú Phong khoảng 20 km về phía Đông Bắc là tiềm năng và là một lợi thế lớn phát triển du lịch.
Nơi đây, có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phong phú và đa dạng có thể khai thác được nhiều loại hình du lịch như: du lịch tìm hiểu lịch sử truyền thống, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch phi vật thể (các lễ hội, võ cổ truyền, trống trận Tây Sơn),… có thể kể đến một trong các địa điểm nổi tiếng sau:
Bảo tàng Quang Trung (Thị trấn Phú Phong): Là nơi trưng bày các di tích về Hoàng đế Quang Trung và cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.
Khu du lịch Hầm Hô, thôn Phú Mỹ xã Tây Phú, cách thị trấn Phú Phong 4 km: Là nơi khởi nguồn một nhánh phụ lưu của sông Kôn, đây vừa là khu danh thắng núi sông hùng vĩ lại có địa thế hiểm yếu, vừa từng là căn cứ của nghĩa quân Tây Sơn và của nghĩa quân Cần Vương chống Pháp: Mai Xuân Thưởng;
Khu tâm linh Bảo Sơn Thiên Ấn, nằm cách thị trấn Phú Phong 8 km về hướng Tây theo quốc lộ 19. Là di tích được chính quyền địa phương phục dựng nhằm mục đích tâm linh và thu hút khách du lịch. Đây là địa điểm du lịch tâm linh khá nổi tiếng ở huyện Tây sơn và của tỉnh Bình Định;
Từ đường Bùi Thị Xuân: Nơi thờ nữ tướng của nhà Tây Sơn là đô đốc Bùi Thị Xuân và dòng họ Bùi của bà tại đây;
Tháp Dương Long, nằm giáp ranh giữa hai xã Tây Bình và Bình Hòa, cách thị trấn Phú Phong 11 km, theo hướng đi sân bay Phù Cát: bao gồm 03 ngọn tháp được xây theo kiểu kiến trúc Chăm, đây là cụm di tích Tháp Chăm cao nhất còn sót lại ở miền Trung Việt Nam. Hiện cụm tháp đang được trùng tu cho mục đích bảo tồn và sử dụng như một địa điểm tham quan;
Lễ hội Đống Đa: Được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm tại Thị trấn Phú Phong. Đây là lễ hội lớn nhất của tỉnh Bình Định để tưởng nhớ chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa năm Kỷ Dậu 1789 của nhà Tây Sơn trước quân xâm lược Mãn Thanh. Lễ hội được tổ chức từ ngày mùng 4 cho tới hết ngày mùng 5 tháng Giêng hàng năm, rất đông du khách các nơi đến tham dự và vui chơi;
Huyện đường Bình Khê (nay thuộc xã Tây Giang, huyện Tây Sơn). Năm 1909, Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đang làm Thừa biện Bộ Lễ được phái sung vào Ban chấm thi Hương tại trường thi Bình Định theo văn bản bổ nhiệm quan chức chấm thi Hương trường thi Bình Định khoa Kỷ Dậu, ngày 16 tháng 3 năm Duy Tân thứ 3 (5.5.1909). Sau đó, ông được bổ nhiệm làm Tri huyện Bình Khê ngày 1.7.1909. Thời gian cụ Nguyễn Sinh Sắc làm Tri huyện Bình Khê, cũng là thời điểm Nguyễn Tất Thành rời Huế vào Nam. Nguyễn Tất Thành đến thăm cha rồi ở lại Đồng Phó (Bình Khê) và Quy Nhơn một thời gian. Di tích lịch sử Huyện đường Bình Khê được xếp hạng năm 2000. Đầu năm 2014, UBND tỉnh Bình Định tổ chức lễ khởi công xây dựng Khu tưởng niệm Cụ Nguyễn Sinh Sắc tại di tích Huyện đường Bình Khê,….
Không những chỉ có tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và giá trị lịch sử, Tây Sơn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa nổi bật, là nơi sinh sống và giao thoa văn hóa của 14 dân tộc anh em như: Kinh, Bana, Thái, Mường, Khme,… với nhiều ngôn ngữ khác nhau, trong đó có ngôn ngữ tiếng “Bana” khá đặc trưng; lưu giữ làn điệu dân ca truyền thống, múa cồng chiêng Tây nguyên phản phất âm hưởng của núi rừng … Tây Sơn còn được biết đến là một vùng đất địa linh tam kiệt quê hương của người "Anh hùng áo vải", có văn hóa ẩm thực phong phú và độc đáo như rượu đậu xanh, rượu cần, hàng thủ công mỹ nghệ, ẩm thực địa phương, làng rau VietRAP khối Thuận Nghĩa, mỗi xã phát triển một sản phẩm đặc trưng của từng vùng,…. Đây là tiềm năng của một nguồn thu lớn mà địa phương chưa khai thác nhiều. Không chỉ bán sản phẩm riêng Tây Sơn, mà còn có những sản phẩm của các địa phương khác, vừa tạo sự phong phú về sản phẩm phục vụ du khách, vừa tạo giá trị gia tăng về thương mại và dịch vụ phục vụ du khách.
Trong những năm gần đây, huyện Tây Sơn đã chú trọng quảng bá hình ảnh, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, điểm đến nhằm thu hút, kêu gọi nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia; từng bước thực hiện nghiên cứu thị trường, thị hiếu du lịch của du khách có định hướng xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp, phát huy được giá trị của tài nguyên du lịch và lợi thế của Tây Sơn. Lượng khách đến tham quan tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện trong năm 2019 đạt 335.000 lượt người, tăng 14,5% so với năm2018, trong đó: khách đến tham quan tại Bảo Tàng Quang Trung, Ðài Kính Thiên, Khu tưởng niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc đạt 200.000 lượt. Riêng ngày 27 tháng 9 Âm lịch hằng năm đều tổ chức lễ hội kỷ niệm ngày mất Hoàng đế Quang Trung đã thu hút hàng chục nghìn người trong, ngoài huyện cũng như du khách từ nhiều nơi đến tham gia, tham quan du lịch.
Xác định mục tiêu phát triển du lịch là hướng đi mới trong phát triển kinh tế,  huyện đã tập trung chỉ đạo các đơn vị có di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tăng cường bảo vệ, giữ gìn, tôn tạo giá trị di tích để kêu gọi đầu tư khai thác du lịch. Hiện tại, trên địa bàn huyện có 2 Công ty Cổ phần du lịch Hầm Hô hoạt động khai thác khu du lịch Hầm Hô; Doanh nghiệp tư nhân Kiều Oanh và 1.435 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể hoạt động dịch vụ lưu trú và ăn uống để phục vụ nhân dân và khách du lịch. Số lượng khách du lịch tăng lên qua hàng năm, nếu được đầu tư khai thác đúng hướng, tăng cường việc quảng bá hình ảnh, xúc tiến du lịch trong thời gian tới sẽ thu hút lượng khách đến ngày càng đông hơn, tương lai có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần thay đổi diện mạo của huyện.
Để làm được điều đó, huyện Tây Sơn đã xây dựng các phương án nâng cao nhận thức và bồi dưỡng năng lực bảo tồn, quảng bá du lịch tổ chức, cá nhân, đồng thời khuyến khích xây dựng, phát triển du lịch cộng đồng, tăng cường liên kết giữa đơn vị, hộ kinh doanh dịch vụ du lịch, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân địa phương giữ gìn, bảo tồn và nâng cao về tầm quan trọng của du lịch trong phát triển kinh tế; đẩy mạnh xã hội hóa về du lịch trên địa bàn; đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, quy hoạch, hỗ trợ đầu tư vào khôi phục làng nghề truyền thống, những nơi có tiềm năng phát triển du lịch,... Bên cạnh đó, huyện từng bước hình thành các điểm mua sắm, bán hàng lưu niệm và dịch vụ vui chơi giải trí tại trung tâm thị trấn Phú Phong, những địa bàn có hoạt động du lịch; xúc tiến kinh doanh dịch vụ tại các xã, tuyến, điểm du lịch, điểm văn hóa tâm linh. Phát triển du lịch sinh thái gắn với bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc ít người, tiếp tục lưu giữu sản phẩm văn hóa phi vật thể võ cổ truyền, trống trận Tây Sơn, đốt lửa trại, vũ điệu cồng chiêng,… có chương trình, kế hoạch đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản lý, điều hành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần thái độ phục vụ cho những người làm du lịch, quản lý cơ sở lưu trú và dịch vụ ăn uống,... nhất là nhận thức của người dân tham gia làm du lịch trong việc phục vụ, ứng xử, tạo ấn tượng trong lòng du khách khi đến với du lịch Tây Sơn
Với nhiều tiềm năng du lịch, cùng với việc chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng, nâng cấp các điểm đến, tạo sản phẩm du lịch đặc trưng, huyện Tây Sơn đã có chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông kết nối Khu du lịch Hầm Hô đến Khu du lịch Thác Đổ, xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 30,1 tỷ đồng nhằm thúc đẩy phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương. Cùng với sự quan tâm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, hứa hẹn du lịch Tây Sơn sẽ ngày càng khởi sắc, góp phần quan trọng vào việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tới. Từng bước đưa dịch vụ du lịch Tây Sơn phát triển bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thanh Lượng

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 322 | lượt tải:66

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 272 | lượt tải:144

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 273 | lượt tải:84

Số: 1082/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2023

lượt xem: 156 | lượt tải:36

Số: 879/QĐ-TCTK

Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045

lượt xem: 1016 | lượt tải:256
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập243
  • Máy chủ tìm kiếm108
  • Khách viếng thăm135
  • Hôm nay37,702
  • Tháng hiện tại645,273
  • Tổng lượt truy cập41,993,070
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây