Thích ứng của Doanh nghiệp Bình Định trong hoạt động xuất khẩu trước tác động của đại dịch Covid-19

Thứ sáu - 23/10/2020 16:57
Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu, tạo ra nhiều thách thức, rủi ro đến nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, bằng sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các ngành, các cấp đã triển khai nhiều giải pháp để thực hiện mục tiêu kép trong phòng chống dịch bệnh và ổn định, phát triển kinh tế trong thời gian qua đã đạt được kết quả bước đầu. Việt Nam nổi lên như là một ngoại lệ nhờ thành công trong việc xử lý và kiểm soát dịch bệnh; Ảnh của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế cũng được đánh giá là ít trầm trọng hơn so với nhiều quốc gia khác.
gỗ
gỗ
Bên cạnh những chủ trương, chính sách, giải pháp của Chính phủ, nhằm thích ứng với tình hình dịch bệnh phát sinh, kéo dài và lây lan trên toàn cầu; các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định đã chủ động đẩy mạnh tái cơ cấu ngành hàng sâu rộng hơn theo hướng hiện đại, bền vững và xây dựng chương trình phát triển nguyên liệu quốc gia đáp ứng đủ căn bản nhu cầu, đa dạng hóa nguồn nguyên liệu để phục vụ sản xuất; chuyển đổi cơ cấu dòng sản phẩm theo nhu cầu thị trường; Thay đổi hình thức giao dịch, bán hàng từ kiểu truyền thống sang hình thức online nhằm giảm rủi ro trong hội nhập và phù hợp với xu thế thương mại thế giới.
Bằng chủ trương chính sách và giải pháp đúng đắn, kịp thời của Nhà nước, Chính phủ, cùng với sự nỗc lực, khắc phục khó khăn của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của tỉnh vẫn đứng vững và đạt được kết quả tốt trong 10 tháng đầu năm 2020, với tổng kinh ngạch xuất khẩu ước đạt 879 triệu USD, tăng 17,8% so cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu trong nước tiếp tục là điểm sáng với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 783,6 triệu USD, tăng 16,3% so cùng kỳ năm trước, chiếm 89,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 95,2 triệu USD, chiếm 10,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 31,3%. Các mặt hàng xuất khẩu có tỷ trọng và mức tăng cao so cùng kỳ như: gạo ước đạt 39,7 triệu USD, tăng 57,7%; hàng dệt may đạt 155 triệu USD, tăng 12,2%; các mặt hàng gỗ đạt 183,8 triệu USD, tăng 10,4%; sản phẩm từ gỗ đạt 270,5 triệu USD, tăng 22,9%; bàn ghế nhựa giả mây đạt 96,1 triệu USD, tăng 94%. Các mặt hàng xuất khẩu của Tỉnh trong 10 tháng đầu năm 2020 đã xuất đến 97 quốc gia và vùng lãnh thổ trên 5 châu lục; trong đó Châu Á có 28 nước, chiếm 48,4% kim ngạch xuất khẩu, chủ yếu là thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông; Châu Âu có 36 nước, chiếm 20,6%, chủ yếu là các nước Đức, Anh, Pháp; Châu Mỹ có 19 nước, chiếm 28%, chủ yếu xuất sang Mỹ; Cấu Đại Dương có 4 nước, chiếm 2,8%, chủ yếu là thị trường Autralia; Châu Phi có 10 nước nhưng chỉ chiếm 0,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tuy hoạt động xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2020 của Tỉnh có mức tăng khá; tuy nhiên, sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn; nguy cơ đại dịch Covid-19 có thể bùng phát trở lại sẽ gây nhiều bất lợi lớn cho sản xuất và kinh doanh toàn cầu, trong đó có Việt Nam, ảnh hưởng này có thể còn kéo dài sang năm 2021. Bên cạnh những tác động tiêu cực từ dịch bệnh, thiên tai thì nguy cơ thiếu nguyên liệu, hiệu quả đầu tư, chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh,…cũng là những hạn chế tiếp tục làm cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhất là hoạt động xuất khẩu.
Mặt dù, dự báo hoạt động xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2020 sẽ khả quan hơn khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2020, là cú hích lớn cho xuất khẩu, bởi đây là một hiệp định thế hệ mới mang tính toàn diện, đặc biệt về ưu đãi thuế quan. Theo đó 50% số dòng thuế sẽ được xóa bỏ ngay, 50% còn lại được xóa bỏ theo lộ trình từ 3-7 năm tiếp theo... Để hoạt động xuất khẩu của Tỉnh tiếp tục giữ mức tăng trưởng cao trong 2 tháng cuối năm và những năm tiếp theo, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp sau:
- Các doanh nghiệp phải tiếp tục tái cơ cấu lại sản xuất; nâng cao chất lượng hàng hóa; tìm kiếm thị trường mới bên cạnh những thị trường truyền thống; chủ động và tận dụng tối đa nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất từ trong nước; tăng cường đổi mới công nghệ sản xuất và tạo ra nhiều sản phẩm mới, chất lượng có tính cạnh tranh cao với các nước trong khu vực;
- Chính phủ cần duy trì và tiếp tục có những chính sách, giải pháp cụ thể để hỗ trợ doanh nghiệp như: Miễn thuế, giảm thuế đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại và cải cách hành chính, rút ngắn thời gian thông quan./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Bích Thủy

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 4 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 4 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 321 | lượt tải:66

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 270 | lượt tải:144

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 272 | lượt tải:84

Số: 1082/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2023

lượt xem: 155 | lượt tải:36

Số: 879/QĐ-TCTK

Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045

lượt xem: 1015 | lượt tải:256
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập272
  • Máy chủ tìm kiếm98
  • Khách viếng thăm174
  • Hôm nay27,633
  • Tháng hiện tại635,204
  • Tổng lượt truy cập41,983,001
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây