Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng 2023

Thứ sáu - 26/05/2023 13:44
Tháng 5, các trung tâm thương mại, siêu thị, doanh nghiệp có nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi hấp dẫn nhằm đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, góp phần vào bình ổn giá cả, ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, tình hình kinh tế - xã hội cơ bản duy trì ổn định.
Tổ công tác làm việc UBND Hoài Nhơn
Tổ công tác làm việc UBND Hoài Nhơn

Tháng 5/2023, tỉnh Bình Định có nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Các trung tâm thương mại, siêu thị, doanh nghiệp có nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi hấp dẫn nhằm đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng, góp phần vào bình ổn giá cả, ổn định thị trường, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, tình hình kinh tế - xã hội cơ bản duy trì ổn định. Tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 năm 2023 có những kết quả nổi bật như sau:

- Trọng tâm sản xuất nông nghiệp tháng 5 là chăm sóc cây trồng vụ Hè Thu 2023. Các ngành chức năng tăng cường kiểm tra đôn đốc công tác phòng chống dịch trên đàn gia súc, gia cầm. Thời tiết thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản;

- Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 5/2023 giảm 0,24% so với tháng trước và giảm 7,15% so cùng kỳ; luỹ kế 5 tháng đầu năm 2023 so cùng kỳ giảm 1,75%;

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2023 ước đạt 8.428,3 tỷ đồng, tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 19,1% so với cùng kỳ; luỹ kế 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 41.419,5 tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ;

- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5/2023 ước đạt 145,6 triệu USD, giảm 6,6% so tháng trước và giảm 24% so cùng kỳ; Năm tháng đầu năm 2023 ước đạt 759,6 triệu USD, giảm 15,4% so cùng kỳ;
- Hàng hoá thông qua cảng biển tháng 5/2023 ước đạt 900 nghìn TTQ, tăng 15,8% so với tháng trước và giảm 27,6% so với cùng kỳ; lũy kế 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 4.214,2 nghìn TTQ, giảm 28,4% so với cùng kỳ;
- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2023 tăng 0,09% so với tháng trước và tăng 1,28% so với cùng kỳ; bình quân 5 tháng đầu năm 2023 tăng 2,48% so với cùng kỳ;
- Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định.
1. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
1.1. Nông nghiệp
Theo kết quả ước tính, tổng diện tích gieo trồng các loại cây hàng năm vụ Đông Xuân 2022-2023 đạt 77.919,9 ha, giảm 0,4% (-335,2 ha) so với vụ Đông Xuân năm trước. Trong đó, diện tích gieo trồng lúa Đông Xuân ước đạt 46.881,6 ha, giảm 1,5% (-722 ha) cùng kỳ; năng suất lúa ước đạt 71,7 tạ/ha, tăng 2,9% (+2 tạ/ha); sản lượng lúa ước đạt 336.354,2 tấn, tăng 1,3% (+4.416,1 tấn) so với cùng kỳ.
Diện tích gieo trồng ngô đạt 2.319,2 ha, tăng 4,8% (+107,1 ha); năng suất đạt 66,2 tạ/ha, tăng 1,4% (+0,9 tạ/ha); sản lượng đạt 15.354 tấn, tăng 6,4% (+918,9 tấn).
Diện tích sắn đạt 8.062,3 ha, giảm 2% (-168,1 ha); năng suất đạt 279,6 tạ/ha, tăng 0,1% (+0,2 tạ/ha); sản lượng đạt 225.443,4 tấn, giảm 2% (-4.546,8 tấn).
Diện tích lạc đạt 8.520,8 ha, tăng 3,2% (+262,6 ha); năng suất đạt 39,2 tạ/ha, tăng 0,5% (+0,2 tạ/ha); sản lượng đạt 33.429,5 tấn, tăng 3,8% (+1.210,5 tấn).
Diện tích rau các loại đạt 5.696,9 ha, giảm 1,4% (-81,1 ha); năng suất đạt 195,5 tạ/ha, giảm 0,9% (-1,7 tạ/ha); sản lượng đạt 111.390 tấn, giảm 2,2% (-2.526,7 tấn).
Diện tích đậu các loại đạt 1.150,1 ha, giảm 0,5 ha; năng suất đạt 18,2 tạ/ha, giảm 9% (-1,8 tạ/ha); sản lượng đạt 2.089,7 tấn, giảm 9,2% (-212 tấn).
Diện tích ớt cay đạt 2.178,1 ha, tăng 9,1% (+181,3 ha); năng suất đạt 201,4 tạ/ha, tăng 1,7% (+3,3 tạ/ha); sản lượng đạt 43.862,8 tấn, tăng 10,9% (+4.314,1 tấn).
Theo tiến độ đến ngày 16/5/2023, toàn tỉnh đã gieo sạ 22.300 ha lúa vụ Hè Thu, đạt 52,9% so với kế hoạch, tăng 7,2% (+1.500 ha) so với cùng kỳ. Tiến độ gieo trồng một số cây trồng cạn vụ Hè Thu: Cây ngô đạt 2.053 ha, tăng 34,7% (+529 ha); cây lạc đạt 1.159,1 ha, tăng 19,2% (+187,1 ha); rau các loại đạt 3.265,8 ha, tăng 33,7% (+823,8 ha); đậu các loại đạt 152 ha, giảm 62,8% (-257 ha).
Về nguồn nước tưới tính đến ngày 16/5/2023, dung tích toàn bộ các hồ chứa đạt 490 triệu m3, đạt 71,8% so với dung tích thiết kế, bằng 93% cùng kỳ năm 2022. 
Về tình hình chăn nuôi, công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh được triển khai tốt; tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát tốt, không có dịch bệnh xảy ra; tăng cường hướng dẫn các địa phương, người chăn nuôi triển khai các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; đôn đốc tiêm phòng vắcxin, vệ sinh tiêu độc khử trùng và hướng dẫn chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho động vật.
Tính đến tháng 5/2023, đàn trâu của tỉnh ước đạt 16.303 con, giảm 6,5% (-1.134 con) so với cùng kỳ. Đàn bò ước đạt 306.232 con, tăng 2,9% (+8.536 con); trong đó, bò sữa có 2.334 con, giảm 2,6% (-62 con) so với cùng kỳ. Đàn lợn (không kể lợn con chưa tách mẹ) ước đạt 660.376 con, giảm 0,8% (-5.147 con). Đàn gia cầm ước đạt 9.523,8 nghìn con, tăng 6,8% (+609,6 nghìn con) so với cùng kỳ; trong đó, đàn gà 7.816,7 nghìn con, tăng 13,1% (+903 nghìn con) so với cùng kỳ.
Sản lượng thịt hơi 5 tháng đầu năm 2023: Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng ước đạt 684,9 tấn, giảm 5% (-36,2 tấn) so cùng kỳ; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng ước đạt 17.762,3 tấn, tăng 3,5% (+602,5 tấn); sản lượng sữa bò sản xuất ước đạt 5.233,5 tấn, tăng 1% (+51,9 tấn); sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 54.859,4 tấn, tăng 8,5% (+4.309,9 tấn); sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng ước đạt 12.066,7 tấn, tăng 6,7% (+760,4 tấn); trong đó, thịt gà hơi xuất chuồng ước đạt 10.317,4 tấn, tăng 11,1% (+1.029,8 tấn).
1.2. Lâm nghiệp
Trong tháng 5/2023, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 142.652,9 m3, giảm 0,7% (-979,1 m3) so với cùng kỳ. Cộng dồn 5 tháng đầu năm 2023, sản lượng gỗ khai thác ước đạt 363.826,2 m3, tăng 3,2% (+11.121,8 m3) so với cùng kỳ. Toàn bộ gỗ khai thác từ rừng trồng chủ yếu là gỗ làm nguyên liệu giấy.
Ước tổng số củi khai thác tháng 5/2023 đạt 64.589,6 ster, tăng 0,4% (+237,6 ster) so với cùng kỳ. Tổng số củi khai thác trong 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 177.810,5 ster, tăng 0,7% (+1.204,4 ster) so với cùng kỳ; lượng củi khai thác chủ yếu là các cành cây tận dụng từ nguồn khai thác gỗ, như: Bạch đàn, keo,…
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 01 vụ cháy rừng, tăng 01 vụ so cùng kỳ năm trước; diện tích cháy rừng là 2,7 ha, tăng 2,7 ha; xảy ra 6 vụ phá rừng, bằng cùng kỳ năm trước; diện tích bị phá là 2,9 ha, tăng 26,1% (+0,6 ha).
1.3. Thủy sản
Sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 113.184,4 tấn, tăng 2,1% (+2.295,3 tấn). Trong đó, sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 108.846,1 tấn, tăng 2,6% (+2.763,5 tấn); sản lượng khai thác thuỷ sản biển ước đạt 107.623,3 tấn, tăng 2,6% (+2.715,2 tấn), riêng khai thác cá ngừ đại dương ước đạt 6.153,3 tấn, giảm 3% (-192,4 tấn); sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 4.338,3 tấn, giảm 9,7% (-468,2 tấn), riêng tôm thẻ chân trắng ước đạt 2.817,8 tấn, giảm 7,8% (-240 tấn).
Thực hiện quy định về hoạt động khai thác thủy sản: Lũy kế từ đầu năm đến nay, đã kiểm tra 1.757 lượt tàu rời cảng, 1.212 lượt tàu cập cảng, đảm bảo đạt yêu cầu về số lượt kiểm tra theo quy định.
Thực hiện Quyết định 48/2010/QĐ-TTg: Từ đầu năm đến nay, đã tổ chức thẩm định cho 1.186 hồ sơ, trong đó 911 hồ sơ đề nghị hỗ trợ nhiên liệu, 274 hồ sơ đề nghị hỗ trợ bảo hiểm, 01 hồ sơ hỗ trợ bảo hiểm.
2. Sản xuất công nghiệp
2.1. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp giảm 1,75% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 1,16%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,86%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện giảm 2,94%; cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 10,57%.
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp khai khoáng tăng 1,16%. Trong đó, khai thác quặng kim loại giảm 14,75%, do một số mỏ đã cạn nguồn quặng và một số mỏ đã hết hạn khai thác; hoạt động khai khoáng khác tăng 4,33%.
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,86%. Nguyên nhân do chịu tác động bởi 3 nhóm ngành lớn đang giảm sâu là Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, Dệt và ngành Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế.
Tình hình sản xuất ở một số ngành chủ yếu của tỉnh:
- Ngành chế biến thực phẩm tăng 6,25% do một số sản phẩm tiêu thụ nội địa tăng như: Thức ăn gia súc tăng 8,19%; thức ăn gia cầm tăng 14,52% (trong đó, Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Hải Long Bình Định của Cty LANKING NANO PTE. LTD đi vào hoạt động giai đoạn 1 vào cuối năm 2022, góp phần tăng sản lượng thức ăn chăn nuôi); sữa tăng 2,79%; tinh bột sắn tăng 11,78%. Tuy nhiên, nhóm sản phẩm thủy sản giảm mạnh: Phi lê cá giảm 15,87%, tôm đông lạnh giảm 24,67%.
- Sản xuất đồ uống tăng 3,36%, trong đó, sản lượng bia đóng chai tăng 3,84%; nước uống có vị hoa quả tăng 19,19% do hoạt động dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn phát triển mạnh. Riêng đối với nước yến giảm 17,32% do Cty Cổ phần Tingco Bình Định khó khăn về thị trường tiêu thụ; so với cùng kỳ, sản lượng sản xuất giảm sút do sản phẩm của công ty phục vụ chủ yếu cho đối tượng lao động trong các nhà máy, xí nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp hoạt động cầm chừng do ít đơn hàng hoặc không ký được đơn hàng mới, nhiều ngành cắt giảm lao động hoặc giảm thời gian làm việc.
 - Nhóm ngành Sản xuất trang phục tăng 16,87%. Hiện nay, thị trường tiêu thụ nội địa tương đối ổn định; tuy nhiên, xuất khẩu có chiều hướng giảm do ảnh hưởng tình hình chung của thế giới. Các doanh nghiệp tại Bình Định chủ yếu là xuất khẩu các nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan. Các đơn hàng vẫn còn từ năm 2022 đến hết quý I/2023, các tháng của quý II/2023 có xu hướng giảm dần vì thị trường còn nhiều biến động và khó khăn, các doanh nghiệp cần chủ động tận dụng hiệp định thương mại tự do (FTA) tìm hướng đi mới cho ngành dệt may.
- Chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 12,23%. Ngành này tăng chủ yếu do xuất khẩu mặt hàng viên nén gỗ và dăm gỗ tăng cao. Trong những tháng cuối quý II/2023, ngành này gặp khó khăn vì thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc đang ép giá dẫn đến sản xuất ngày càng thu hẹp. Giá bán dăm gỗ sản phẩm hiện ở mức 160-165 USD/BDMT (giảm 20-30 USD/BDMT so cuối năm 2022). Hiện nay, một số doanh nghiệp không có tiêu thụ được sản phẩm, tồn kho cao, đang tạm ngừng hoạt động chờ đơn hàng mới.
- Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 22,55%. Trong đó, dược phẩm khác chưa phân vào đâu tăng 35,29%; dung dịch đạm huyết thanh tăng 6,59%. Công ty CP Dược - TTB Y tế Bình Định và Công ty CP FKB đã hoạt động sản xuất ổn định, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng vì đã được gia hạn đăng ký lưu hành các loại thuốc nên nhận được nhiều đơn hàng ngay từ đầu năm, thúc đẩy doanh nghiệp dược phẩm đẩy mạnh, tất cả các dây chuyền đều sản xuất để đáp ứng nhu cầu cho thị trường.
- Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn giảm 20,47%, chủ yếu do sản phẩm tấm lợp bằng kim loại giảm 50,78%, cấu kiện nhà lắp sẵn bằng kim loại giảm 50,62%. Vì bất động sản đang đóng băng đã tác động đến lĩnh vực xây dựng, ảnh hưởng đáng kể đối với nhu cầu thép trong năm 2023. Mặc dù giải ngân đầu tư công được kỳ vọng sẽ tăng tốc trong những quý tới, dự báo tổng nhu cầu thép trong nước chưa thể đạt mức như cùng kỳ năm trước.
- Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 23,58%. Đây là nhóm ngành cấp 2 chiếm tỷ trọng cao thứ 2 của ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo, đang giảm mạnh đã ảnh hưởng đến một số ngành công nghiệp phụ trợ, tác động rất lớn đến chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp.
 Hiện nay, các doanh nghiệp ngành sản xuất bàn ghế xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã xuất khẩu những lô hàng cuối cùng và đóng cửa nhà máy; chỉ một số ít nhà máy có đơn hàng hoặc chấp nhận sản xuất đón đầu lượng nhỏ hàng hóa để giữ một bộ phận công nhân, người lao động. Lượng đơn hàng mới của doanh nghiệp gỗ thông thường triển khai vào tháng 3 hằng năm, nhưng năm nay có thể kéo dài đến quý III/2023 mới có tín hiệu đơn hàng mới. Với tình hình hiện tại, dự báo xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ trong năm 2023 chưa có nhiều khả quan, khi người dân các nước tiếp tục thắt chặt chi tiêu trước áp lực của lạm phát.
Chỉ số sản xuất ngành sản xuất và phân phối điện giảm 2,94%. Trong đó, sản lượng điện sản xuất giảm 3,88% (giảm cả về thủy điện và điện năng lượng mặt trời, riêng điện gió giữ được tăng trưởng tốt); điện thương phẩm giảm 0,64% do các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất kinh doanh, nhất là đối với các đơn vị sản xuất bàn, ghế gỗ.
Chỉ số sản xuất ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 10,57%. Trong đó, Khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 3,41%; Thoát nước và xử lý nước thải tăng 2,87%; hoạt động Thu gom, xử lý và tiêu hủy rác thải tăng 20,26% do UBND Tỉnh bổ sung kinh phí để tăng tần suất và mở rộng phạm vi thu gom trên địa bàn tỉnh.
2.2. Chỉ số sử dụng lao động của doanh nghiệp công nghiệp
Chỉ số sử dụng lao động tháng 5 năm 2023 giảm 3,4% so với tháng trước. Trong đó, Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 3,66%, chủ yếu giảm một số ngành như: Sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 10,95%; Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 7,25%; Hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 0,19%; lao động ở các ngành Khai khoáng, Sản xuất và phân phối điện ổn định.
Chỉ số sử dụng lao động tháng 5 năm 2023 giảm 7,49% so cùng kỳ. Mức giảm mạnh nhất trong nhiều năm gần đây. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 10,18% do thu hẹp sản xuất; Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 8,09% (nguyên nhân do ngành chiếm tỷ trọng lao động cao nhất là ngành Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế (chiếm gần 40%) giảm 22,08%, ngành Sản xuất da và sản phẩm có liên quan giảm 23,62%, ngành Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (chiếm 3%) giảm 7,26%); Sản xuất và phân phối điện, khí đốt tăng 2,69%; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4,19%.
Theo loại hình doanh nghiệp, so với cùng kỳ chỉ số sử dụng lao động tháng 5 năm 2023 của khối doanh nghiệp Nhà nước tăng 1,25%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước giảm 9,46%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 3,21%.
3. Đầu tư
Vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý tháng 5/2023 ước đạt 805,6 tỷ đồng, tăng 9,9% so tháng trước và tăng 6,4% so cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư thực hiện thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 2.678,7 tỷ đồng, tăng 20,6% so cùng kỳ năm 2022, đạt 30% kế hoạch năm, trong đó:
- Vốn Ngân sách cấp tỉnh đạt 1.527,1 tỷ đồng, tăng 11%, đạt 27,4%;
- Vốn Ngân sách cấp huyện đạt 896,8 tỷ đồng, tăng 48,7%, đạt 26,8%;
- Vốn Ngân sách cấp xã đạt 254,8 tỷ đồng, tăng 4,7%.
4. Hoạt động ngân hàng
Ước tính đến cuối tháng 5/2023, tổng số dư huy động của hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh ước đạt 97.480 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ và tăng 7,3% so với tháng 12/2022. Tổng dư nợ cho vay tính đến 31/5/2023 ước đạt 98.520 tỷ đồng, tăng 2,4% so với cùng kỳ và tăng 2,6% so với tháng 12/2022. Ước đến 31/5/2023 nợ xấu trên địa bàn chiếm tỷ lệ 0,63% so với tổng dư nợ.
5. Thương mại, dịch vụ
5.1. Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tháng 5 tại các trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu người tiêu dùng, đây là yếu tố quan trọng để ngành bán lẻ sôi động và tăng trưởng mạnh mẽ. Trong dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4 - 01/5/2023, tỉnh Bình Định tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch sôi nổi, các khu, điểm du lịch chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ, tổ chức nhiều sự kiện, hoạt động đặc sắc để mang lại các trải nghiệm hấp dẫn, mới mẻ cho du khách, đã thu hút số lượng lớn du khách tham quan, trải nghiệm khinh khí cầu … góp phần nâng cao hiệu quả thu hút du khách.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2023 ước đạt 8.428,3 tỷ đồng, tăng 2,9% so với tháng trước và tăng 19,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 6.680,8 tỷ đồng, tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 16,5% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 1.128,2 tỷ đồng, tăng 6,4% so với tháng trước, tăng 32,8% so với cùng kỳ; trong đó, dịch vụ ăn uống đạt 946,5 tỷ đồng, tăng 5,9% so với tháng trước và tăng 31,1% so cùng kỳ, dịch vụ lưu trú đạt 181,7 tỷ đồng, tăng 8,7% so với tháng trước và tăng 42,7% so cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 5/2023 tăng cao so với cùng kỳ là do trong dịp lễ 30/4 và 1/5, tại tỉnh Bình Định diễn ra hàng loạt chương trình, lễ hội phục vụ du khách và người dân. Đa số các khách sạn dọc biển từ 3-5 sao đạt hết công suất phòng trong các ngày nghỉ lễ 29/4, 30/4/2023. Lượt khách lưu trú đạt 329.170 lượt, tăng 7,9% so với tháng trước, tăng 30,0% so với cùng kỳ; Ngày khách phục vụ đạt 611.705 ngày khách, tăng 9,1% so tháng trước và tăng 32,8% so cùng kỳ; trong đó, nhóm khách quốc tế có tốc độ tăng trưởng cao vượt trội so với khách nội địa.
Lượng khách tham quan tại các khu, điểm du lịch tăng cao so với cùng kỳ. Trong tháng 4 và 5/2023, các doanh nghiệp lữ hành thu hút nhiều đoàn khách du lịch ra nước ngoài như Thái Lan, Hàn Quốc. Ngoài ra, tour du lịch trải nghiệm, về nguồn cho đối tượng học sinh trong dịp hè đang được đẩy mạnh khai thác. Do đó, doanh thu dịch vụ lữ hành và hoạt động hỗ trợ du lịch dự tính trong tháng 5/2023 tăng cao, ước đạt 31,4 tỷ đồng, tăng 48,8% so với tháng trước, so với cùng kỳ tăng 74,0% (cùng kỳ không có khách Việt Nam ra nước ngoài). Số lượt khách du lịch theo tour ước đạt 18.862 lượt, tăng 29,7% so với tháng trước, tăng 11,7% so với cùng kỳ. Ngày khách du lịch theo tour ước đạt 36.805 ngày khách, tăng 28,6% so với tháng trước, tăng 13,4% so cùng kỳ.
Doanh thu hoạt động dịch vụ khác tháng 5 ước đạt 587,9 tỷ đồng, tăng 7,3% so với tháng trước, tăng 23,9% so cùng kỳ.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 41.419,5 tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng kỳ.
Xét theo ngành hoạt động, doanh thu bán lẻ hàng hóa 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 33.606 tỷ đồng, tăng 14,8% so với cùng kỳ và là nhóm ngành có doanh thu chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 81,1%) trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ.
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 5 tháng đầu năm ước đạt 5.067,1 tỷ đồng, tăng 25,3% so cùng kỳ, chiếm 12,2% trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ.
Doanh thu du lịch lữ hành 5 tháng đầu năm ước đạt 73,2 tỷ đồng, tăng  66,3% so cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 0,2% rất nhỏ trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trong tỉnh.
Doanh thu hoạt động dịch vụ khác 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 2.673,2 tỷ đồng, tăng 11,8% so cùng kỳ, chiếm 6,5% trong tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ.
5.2. Xuất, nhập khẩu hàng hoá
a. Xuất khẩu hàng hóa
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 5/2023 ước đạt 113,8 triệu USD, giảm 7% so tháng trước và giảm 18,2% so cùng kỳ.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước đạt 608,8 triệu USD, giảm 14,7% so với cùng kỳ, đạt 38,1% kế hoạch năm 2023.
Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng:
- Nhóm hàng gạo ước đạt 23,5 triệu USD, tăng 40,9% so cùng kỳ. Tỉnh Bình Định chỉ có Công ty cổ phần Lương thực Bình Định xuất khẩu mặt hàng này, Philippin là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại gạo của tỉnh và chiếm 99,1% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Xuất khẩu gạo đang có nhiều tín hiệu tích cực do nhu cầu dự trữ lương thực của thế giới tăng mạnh, doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này được lợi thế trong khi các mặt hàng xuất khẩu khác bị ảnh hưởng nặng nề.
 - Nhóm hàng sắn và sản phẩm từ sắn ước đạt 37,2 triệu USD, tăng 55,1% so cùng kỳ, chủ yếu xuất khẩu tinh bột và phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Do đây là thời điểm mặt hàng này được các doanh nghệp thu mua để xuất khẩu.
- Mặt hàng gỗ ước đạt 124,1 triệu USD, tăng 7,9% so cùng kỳ. Nhóm này xuất khẩu tăng ở mặt hàng viên nén gỗ và dăm gỗ. Trong những tháng cuối quý II/2023 mặt hàng này cũng gặp khó khăn, vì thị trường xuất khẩu chính là Trung Quốc đang ép giá nên xuất khẩu sẽ giảm.
Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm:
- Năm tháng đầu năm 2023, ngành thủy sản ước đạt 45,4 triệu USD, giảm 36,5% so cùng kỳ, do ảnh hưởng lạm phát thế giới nên người tiêu dùng đã thắt chặt chi tiêu.
  • Sản phẩm từ chất dẻo ước đạt 80,1 triệu USD, giảm 21,1% so cùng kỳ, các công ty sản xuất bàn ghế nhựa giả mây có dấu hiệu bão hòa và chững lại. Người dân các nước thắt chặt chi tiêu do lạm phát tăng cao.
- Hàng dệt may ước đạt 103,1 triệu USD, giảm 3,8% so cùng kỳ. Các doanh nghiệp tại Bình Định chủ yếu là xuất khẩu các thị trường ổn định như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đài Loan. Các đơn hàng vẫn còn từ năm 2022 đến hết quý I/2023, nên các tháng quý II/2023 sẽ giảm, vì thị trường còn nhiều biến động và khó khăn, các doanh nghiệp may mặc cần chủ động tận dụng hiệp định thương mại tự do (FTA) mở rộng cửa cho ngành dệt may.
- Sản phẩm gỗ ước đạt 174,7 triệu USD, giảm 31,2% so cùng kỳ. Do dự kiến lĩnh vực nhà ở tại Mỹ có thể sẽ vẫn suy yếu trong năm 2023, khiến nhu cầu tiêu thụ đồ nội thất bằng gỗ của Mỹ giảm, là yếu tố chính khiến hoạt động xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới Mỹ sẽ chậm lại trong năm 2023.
Xuất khẩu trực tiếp 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 607,1 triệu USD, chiếm 99,7% kim ngạch xuất khẩu. Các mặt hàng được xuất khẩu đến 105 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc 5 châu lục. Trong đó, Châu Á đạt 229,9 triệu USD, chiếm 37,9%; Châu Âu đạt 127,9 triệu USD, chiếm 21,1%; Châu Mỹ đạt 239,1 triệu USD, chiếm 39,4%.
b. Nhập khẩu hàng hóa
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 5/2023 ước đạt 31,7 triệu USD, giảm 5,1% so tháng trước và giảm 39,2% so cùng kỳ.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước đạt 150,8 triệu USD, giảm 17,9% so cùng kỳ.
Trong đó, các mặt hàng ước kim ngạch nhập khẩu tăng so cùng kỳ là: nhập khẩu nguyên phụ liệu dược phẩm ước đạt 9,7 triệu USD, tăng 71,1%; nhập khẩu phân bón ước đạt 9,2 triệu USD, tăng 55,1%; vải các loại ước đạt 29,2 triệu USD, tăng 25,9%; Bên cạnh đó, các mặt hàng ước kim ngạch nhập khẩu giảm như: nhập khẩu nguyên liệu dùng cho chế biến thủy sản ước đạt 36,9 triệu USD, giảm 11,5%; nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc ước đạt 13,3 triệu USD, giảm 50,1%; nguyên liệu dùng cho ngành dệt, may, giày dép ước đạt 31,6 triệu USD, giảm 19,3% so cùng kỳ.
5.3. Vận tải hành khách và hàng hóa
a. Vận tải hành khách
Tổng lượng vận chuyển hành khách bằng đường bộ và đường thuỷ tháng 5/2023 ước đạt 3.585,2 nghìn hành khách, luân chuyển 348,5 triệu HK.km. So tháng trước, vận chuyển tăng 0,4%, luân chuyển tăng 0,5%. So cùng kỳ, vận chuyển tăng 31,5%, luân chuyển tăng 29,2%.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng lượng vận chuyển hành khách bằng đường bộ và đường thủy ước đạt 16.756,1 nghìn hành khách, luân chuyển 1.630,5 triệu HK.km. So cùng kỳ, vận chuyển tăng 34,5%, luân chuyển tăng 32,8%.
b. Vận tải hàng hoá
Tổng lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ và đường thủy tháng 5/2023 ước đạt 2.918,7 nghìn tấn, luân chuyển 411,7 triệu tấn.km. So tháng trước, vận chuyển giảm 1,6%, luân chuyển giảm 1,3%. So cùng kỳ, vận chuyển tăng 12,5%, luân chuyển tăng 11,7%.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ và đường thủy ước đạt 14.009,2 nghìn tấn, luân chuyển 1.990 triệu tấn.km; so cùng kỳ, vận chuyển tăng 9,3%, luân chuyển tăng 8,1%.
Hàng hoá thông qua cảng biển tại địa phương trong tháng 5 năm 2023 ước đạt 900 nghìn TTQ, tăng 15,8% so với tháng trước, giảm 27,6% so với cùng kỳ. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, ước đạt 4.214,2 nghìn TTQ giảm 28,4% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân hàng hóa thông qua cảng biển sụt giảm là do hoạt động thương mại và xuất nhập khẩu hàng hóa trong nước tiếp tục chịu sự tác động suy thoái kinh tế diễn ra ở nhiều quốc gia, làm suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn và do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraina, dẫn đến đứt gãy chuỗi cung ứng nhiều ngành hàng.
c. Doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ và bưu chính, chuyển phát
Tổng doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, đường thủy và bưu chính, chuyển phát tháng 5/2023 ước đạt 877,5 tỷ đồng, giảm 0,3% so với tháng trước, tăng 12,5% so cùng kỳ. Trong đó, vận tải hành khách đạt 153,1 tỷ đồng, tăng 0,5% so tháng trước, tăng 38% so cùng kỳ; vận tải hàng hóa đạt 459,8 tỷ đồng, giảm 1,2% so tháng trước, tăng 8,7% so cùng kỳ năm trước; dịch vụ kho bãi và hoạt động hỗ trợ vận tải khác đạt 262,3 tỷ đồng, tăng 0,8% so tháng trước, tăng 7,4% so cùng kỳ năm trước; bưu chính, chuyển phát đạt 2,3 tỷ đồng, tăng 1,4% so tháng trước, tăng 11,3% so cùng kỳ năm trước.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng doanh thu vận tải, kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, đường thủy và bưu chính, chuyển phát ước đạt 4.284,5 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ. Trong đó, vận tải hành khách đạt 706,2 tỷ đồng, tăng 38,2%; vận tải hàng hóa đạt 2.290 tỷ đồng, tăng 7,7%; dịch vụ kho bãi và hoạt động hỗ trợ vận tải khác đạt 1.277,2 tỷ đồng, tăng 5,3%; bưu chính, chuyển phát đạt 11,1 tỷ đồng, tăng 8,6%.
6. Chỉ số giá
6.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Tháng 5/2023 là tháng bắt đầu vào mùa du lịch tại Bình Định, hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động, đặc biệt dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 vừa qua diễn ra nhiều Lễ hội nhằm kích cầu du lịch trong tỉnh. Cùng với đó, nhu cầu mua sắm và dịch vụ của người dân tăng đã làm cho chỉ số giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2023 tăng với mức 0,09% so với tháng trước, tăng 1,28% so với cùng kỳ năm trước, tăng 0,26% so với tháng 12 năm trước, bình quân 5 tháng đầu năm 2023 tăng 2,48% so với cùng kỳ. UBND tỉnh Bình Định đã chỉ đạo các sở, ban ngành phối hợp trong việc kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ giá cả trên địa bàn tỉnh. Công tác giám sát cung cầu hàng hóa, kiểm soát chất lượng và quản lý giá cả, bình ổn thị trường được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính của tháng 5/2023, có 3 nhóm có chỉ số giá tăng so với tháng trước: Tăng mạnh nhất là nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,59%; kế tiếp là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,53%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06%; Các nhóm có chỉ số ổn định : nhóm đồ uống và thuốc lá; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép; nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm bưu chính viễn thông; nhóm giáo dục; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch và nhóm hàng hóa và dịch vụ khác.
Nguyên nhân CPI tháng 5 năm 2023 tăng chủ yếu do tác động một số nhóm hàng chính chiếm cơ cấu lớn ảnh hưởng đến chỉ số giá chung: Trong tháng 5, có lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 01/5, tỉnh Bình Định tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, du lịch sôi nổi, một số chương trình đặc sắc lần đầu tổ chức tại Bình Định đã thu hút lượng lớn người dân và du khách đã thúc đẩy nhu cầu mua sắm phục vụ tiêu dùng tăng; cụ thể: Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,59% chủ yếu do nhóm nước sinh hoạt tăng 2,3%. Bên cạnh đó, việc áp dụng mức giá bán lẻ điện bình quân theo Quyết định số 1062/QĐ-BCT của Bộ Công thương ngày 04/5/2023 với mức tăng từ 1.864 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT) lên mức 1.920 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế GTGT) đã tác động chỉ số giá điện sinh hoạt tăng 3,47%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,53% chịu tác động 3 nhóm hàng chính: lương thực tăng 0,77%, kế tiếp là nhóm thực phẩm tăng 0,2% và nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 1,09%. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06%.
Tuy nhiên, cũng có yếu tố giúp làm giảm giá CPI tháng 5 năm 2023 đó là: việc điều chỉnh giá xăng 3 lần trong tháng 5/2023 của Liên Bộ Tài chính - Công Thương: xăng A95 giảm 1.360 đồng/lít, xăng E5 giảm 1.249 đồng/lít, dầu Diezel giảm 1.344 đồng/lít, làm giảm chỉ số giá nhóm giao thông 2,59%. Đối với mặt hàng xăng từ đầu năm đến nay đã có 8 lần điều chỉnh tăng, 6 lần điều chỉnh giảm và 1 lần giữ nguyên giá; tính riêng tháng 5/2023, chỉ số giá xăng giảm 26,63% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2023 tăng 2,48% so bình quân cùng kỳ năm 2022. CPI 5 tháng đầu năm nay tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Trong 11 nhóm hàng chính, có 9 nhóm có chỉ số tăng: Tăng cao nhất là nhóm giáo dục tăng 5,54%; tiếp theo là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,97%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 3,69%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,58%; nhóm văn hóa, giải trí, du lịch tăng 2,28%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 1,98%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 1,83%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,51%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,95%. Ngược lại, nhóm giao thông giảm 2,69%. Duy chỉ có nhóm thuốc và dịch vụ y tế có chỉ số giá ổn định.
6.2. Chỉ số giá vàng và chỉ số giá đô la Mỹ
Tháng 5 năm 2023, giá vàng tại thị trường trong tỉnh bình quân 5.444 ngàn đồng/chỉ, tăng 0,43% so tháng trước, giảm 1,21% so cùng kỳ; Giá đô la Mỹ tại địa phương bình quân tháng 5 năm 2023 là 23.612 VND/USD, giảm 0,04% so tháng trước, tăng 2,02% so cùng kỳ.
Chỉ số giá vàng bình quân 5 tháng đầu năm 2023 giảm 1,6% và đô la Mỹ tăng 3,16% so với cùng kỳ.
7. Một số vấn đề xã hội
7.1. Tình hình dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ
Trong tháng, ngành Y tế tỉnh Bình Định tiếp tục tuyên truyền người dân phòng, chống dịch bệnh Covid-19, sốt xuất huyết, tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 bằng nhiều hình thức như phát sóng các thông điệp trên đài truyền hình, phát thanh; tổ chức tuyên truyền trong trường học; phối hợp các ngành, đoàn thể tuyên truyền trực tiếp đến các hộ gia đình; tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các đối tượng nhập cảnh từ các khu vực đang bùng phát dịch, từ các nơi xuất hiện các biến thể mới, nguy hiểm của vi rút SARS-CoV-2 về tỉnh.
Các dịch bệnh khác:
- Bệnh sốt xuất huyết: Trong tháng có 239 ca mắc mới, cộng dồn 5 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh Bình Định có 1.222 ca, tăng 668,6% (+1.063 ca) so với cùng kỳ. Trong tháng phát hiện và xử lý 19 ổ dịch sốt xuất huyết, cộng dồn từ đầu năm đến nay phát hiện và xử lý 63 ổ dịch sốt xuất huyết, giảm 19,2% (-15 ổ dịch).
- Bệnh tay - chân - miệng: Trong tháng có 02 ca mắc mới, cộng dồn từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh Bình Định có 5 ca mắc, giảm 50% (-05 ca) so với cùng kỳ.
- Bệnh Covid-19: từ 15/4/2023 đến ngày 14/5/2023, toàn tỉnh có 171 ca mắc bệnh Covid-19, không có trường hợp tử vong. Lũy kế từ lúc phát hiện dịch trên địa bàn tỉnh đến nay có 141.475 ca; tử vong 317 ca.
- Bệnh sốt phát ban nghi sởi/sởi/rubella: Trong tháng có 03 ca mắc mới,  Cộng dồn từ đầu năm, toàn tỉnh có 04 ca mắc sốt phát ban nghi sởi, tăng 04 vụ so với cùng kỳ năm trước.
- Bệnh Cúm A/H5N1, Cúm A/H7N9: Trong tháng không có trường hợp mắc bệnh. Cộng dồn từ đầu năm, toàn tỉnh có 01 trường hợp, tăng 01 trường hợp so với cùng kỳ năm trước.
- Bệnh ho gà, bạch hầu, bệnh dại và tiêm phòng dại, bệnh sốt rét Từ đầu năm đến nay không ghi nhận trường  hợp mắc bệnh.
7.2. Tai nạn giao thông
Trong tháng 5/2023 (từ ngày 15/4/2023 đến ngày 14/5/2023) trên địa bàn tỉnh xảy ra 9 vụ tai nạn giao thông, làm 5 người chết và 8 người bị thương. So với tháng trước, số vụ tai nạn giao thông tháng Năm giảm 35,7% (-5 vụ), số người chết giảm 37,5% (-3 người) và số người bị thương giảm 38,5% (-5 người). So với cùng kỳ, số vụ giảm 35,7% (-5 vụ), số người chết giảm 61,5% (-8 người), bị thương tăng 14,3% (+1 người).
Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông, làm 36 người chết và 40 người bị thương. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giao thông trong 5 tháng đầu năm 2023 giảm 14,8% (-9 vụ), số người chết giảm 35,7% (-20 người) và số người bị thương tăng 60% (+15 người).
7.3. Giáo dục
Trong tháng 5, ngành Giáo dục tỉnh đã ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức các kỳ thi trên địa bàn tỉnh năm 2023; Xét tốt nghiệp THCS năm học 2022-2023; xây dựng kế hoạch tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu vào mầm non, phổ thông; Lựa chọn sách giáo khoa lớp 4, lớp 8 và lớp 11.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, tỉnh Bình Định có 18.903 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 325 thí sinh tự do chỉ đăng ký dự thi để xét tuyển cao đẳng, đại học.
7.4. Văn hóa, thể dục và thể thao
Trong tháng, hoạt động văn hóa, thể dục và thể thao trên địa bàn tỉnh Bình Định diễn ra rất sôi nổi. Đoàn Bình Định tham gia các trận chung kết của Giải vô địch boxing các đội mạnh toàn quốc năm 2023 và đã giành 01 huy chương vàng, 01 huy chương bạc và 03 huy chương đồng.
Nhân dịp kỷ niệm 48 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2023) và Quốc tế Lao động ngày 01/5, sở Văn hóa và thể thao Bình Định tổ chức chương trình Đêm võ đài Bình Định trong 2 đêm tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Trong từng đêm thi đấu, ngoài các tiết mục biểu diễn những bài võ đặc trưng của võ cổ truyền Bình Định, Ban tổ chức đưa vào thi đấu 2 trận dành cho các võ sinh năng khiếu, 4 trận chuyên nghiệp ở cả môn võ cổ truyền và Kickboxing.
Giải Bóng đá bãi biển thành phố Quy Nhơn năm 2023 với sự tham gia của 80 vận động viên của các phường, xã trên địa bàn thành phố để chuẩn bị Giải Bóng đá bãi biển trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa-Thể thao Miền biển tỉnh Bình Định lần thứ XIV năm 2023.
7.5. Tình hình môi trường
a) Vi phạm môi trường
Trong tháng 5/2023, toàn tỉnh xảy ra 04 vụ vi phạm môi trường (04 vụ khai thác khoáng sản trái phép) giảm 42,9% (-03 vụ) so với tháng trước, giảm 50% (-04 vụ) so với cùng kỳ năm trước; số vụ vi phạm đã xử lý là 03 vụ, giảm 57,1% (-04 vụ) so với tháng trước, giảm 72,7% (-08 vụ) so với cùng kỳ năm trước; xử phạt 261,5 triệu đồng, tăng 86,8% (+121,45 triệu đồng) so với tháng trước, tăng 316,3% (+198,65 triệu đồng) so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế năm tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 27 vụ vi phạm môi trường, giảm 6,9% (-02 vụ) so với cùng kỳ năm trước; đã xử lý 25 vụ, giảm 28,6% (-10 vụ); đã xử phạt 501,2 triệu đồng, tăng 25,9% (+103,2 triệu đồng).
b) Tình hình thiên tai
Trong tháng, trên địa bàn tỉnh thời tiết thuận lợi không xảy ra thiệt hại thiên tai, bằng cùng kỳ năm trước. Lũy kế năm tháng đầu năm 2023, trên địa bàn tỉnh Bình Định xảy ra 01 vụ thiên tai, giảm 66,7% (-02 vụ) so với cùng kỳ năm trước./.
 

Tác giả bài viết: Phạm Thị Chung Thuỷ

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Số 757/QĐ-CTK

Quyết định ban hành lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 122 | lượt tải:39

Số 62/2024/NĐ-CP

Nghị định Số 62/2024/NĐ-CP

lượt xem: 171 | lượt tải:47

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 531 | lượt tải:110

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 527 | lượt tải:379

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 575 | lượt tải:147
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay1,828
  • Tháng hiện tại184,196
  • Tổng lượt truy cập50,322,516
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây