Thực trạng ứng dụng CNTT của ngành Thống kê Bịnh Định hiện nay

Thứ hai - 09/11/2020 13:44
Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (viết tắt là CMCN 4.0). Sự tác động của công nghệ thông tin góp phần rất lớn vào quá trình chỉ đạo và điều hành của các nhà lãnh đạo, giúp quá trình giải quyết công việc được nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
Untitled
Untitled
            Thực hiện Quyết định số 501/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong Hệ thống thống kê nhà nước giai đoạn 2017 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 36/2016/QĐ-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2016 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Hệ thống văn phòng điện tử liên thông trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định, trong những năm qua, nhờ sự hỗ trợ từ địa phương và được Tổng cục Thống kê trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị như: Máy tính để bàn, máy in, máy Scand, Hệ thống máy chủ kết nối mạng Wan từ Trung ương đến địa phương; Hệ thống Wifi do Cơ quan trang bị,…. tạo thuận lợi trong ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác của ngành.
             Đến nay, Cục Thống kê tỉnh Bình Định là một trong những đơn vị ứng dụng công nghệ thông tin nhiều trong công tác cải cách hành chính nói chung và điều tra nói riêng đạt được một số kết quả tích cực.
             - Công tác Văn thư, lưu trữ
             Cục Thống kê Bình Định tham gia vào Hệ thống văn phòng điện tử liên thông trong các cơ quan nhà  nước (gọi tắt Idesk) của tỉnh Bình Định từ năm 2018; Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc (gọi tắt Eoffice) của Tổng cục Thống kê từ cuối năm 2019. Nhờ tích hợp các cơ sở dữ liệu tương ứng, phục vụ việc quản lý, điều hành tác nghiệp trong nội bộ và liên thông giữa các cơ quan, đơn vị, tích hợp chữ ký số bảo đảm an toàn, an ninh, tính pháp lý của văn bản trao đổi trên môi trường mạng.
              Kết quả trong năm 2019, văn phòng điện tử tại địa phương (Idesk) đã tiếp nhận 1181 công văn đến và 842 công văn đi; văn phòng điện tử Trung ương (Eoffice) tiếp nhận 65 công văn đến và 166 công văn đi, góp phần rút ngắn thời gian tiếp nhận văn bản trong công tác chỉ đạo và điều hành của lãnh đạo (so với văn bản giấy trước đây).
             - Công tác điều tra Thống kê:
             Nhờ sự phát triển nhanh của Internet và khả năng ứng dụng CNTT sâu rộng trong tất cả các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, hành chính, … Ngành thống kê là một trong những ngành được quan tâm và đầu tư nhiều vào ứng dụng CNTT trong điều tra thống kê, thay thế cho phiếu điều tra giấy trước đây với hơn 20 phần mềm chuyên ngành, trong đó có nhiều phần mềm ứng dụng trực truyến trên Webform và điện thoại thông minh như: Điều tra giá; Tổng điều tra dân số và nhà ở; Điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản giữa kỳ 1/7/2020; điều tra Công nghiệp tháng IIP, điều tra Xây dựng và vốn đầu tư; Điều tra doanh nghiệp năm 2020,..  
             Với sự vận dụng Công nghệ thông tin vào công tác quản lý hành chính nói chung và công tác chuyên môn của ngành Thống kê nói riêng đã và đang góp phần nâng cao chất lượng công việc và quan trọng nhất là rút ngắn thời gian, giảm chi phí, đẩy nhanh tiến độ công việc so với hình thức văn bản giấy trước đây, đồng thời đảm bảo cơ sở dữ liệu lưu trữ trên hệ thống máy chủ hiệu quả và an toàn.
          Kết quả trên là nhờ sự đầu tư đúng mực của Lãnh đạo cục, đồng thời xem ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác chuyên môn của ngành là tính tất yếu trong bối cảnh Công nghệ thông tin phát triển nhanh như hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin còn gặp khó khăn nhất định như: Nguồn nhân lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh về CNTT; giao diện phần mềm chưa thân thiện với người dùng (Văn phòng điện tử Trung ương – Eoffice); nhiều ứng dụng trên webform bị quá tải, đường truyền chậm,….
          Để việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hành chính và công tác chuyên môn của ngành trong thời gian tới ổn định và bền vững cần có một số giải pháp sau:
          - Phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông; VNPT; Trung tâm tin học khu vực III- Đà Nẵng duy trì hệ thống mạng, trang Web ngành hoạt động liên tục và đảm bảo tính an toàn về thông tin.
          - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ quản lý nhà nước về CNTT, an toàn, an ninh bảo mật cho các cán bộ chuyên trách Công nghệ thông tin.
           - Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng và khai thác Công nghệ thông tin cho công chức ngành thông qua các lớp học do Sở Thông tin và truyền thông, Trung tâm tin học Thống kê khu vực III – Đà Nẵng tổ chức.
          - Kịp thời đầu tư, nâng cấp máy móc, thiết bị nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn và xu hướng hiện đại hoá công nghệ thông tin ngày càng phát triển như hiện nay.

Tác giả bài viết: Võ Thành Chương

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Số 757/QĐ-CTK

Quyết định ban hành lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 37 | lượt tải:14

Số 62/2024/NĐ-CP

Nghị định Số 62/2024/NĐ-CP

lượt xem: 56 | lượt tải:21

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 445 | lượt tải:93

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 448 | lượt tải:257

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 470 | lượt tải:127
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập237
  • Máy chủ tìm kiếm114
  • Khách viếng thăm123
  • Hôm nay17,272
  • Tháng hiện tại1,163,718
  • Tổng lượt truy cập48,903,365
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây