Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế và điều tra cơ sở hành chính năm 2021 tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ Tổng điều tra

Thứ hai - 22/02/2021 14:42
Sáng ngày 22/02/2021 tại Hội trường Cục Thống kê, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị triển khai và tập huấn nghiệp vụ Tổng điều tra cho thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng điều tra, giám sát viên cấp tỉnh; Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực TĐT cấp huyện.
THTĐT1
THTĐT1
Thực hiện Quyết định số 307/QĐ-TTg ngày 27/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra kinh tế năm 2021; Quyết định số 1096/QĐ-BNV ngày 23/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về tổ chức điều tra cơ sở hành chính năm 2021; Quyết định số 1006/QĐ-BNV ngày 26 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành Phương án điều tra cơ sở hành chính năm 2021; Quyết định số 1344/QĐ-BKHĐT ngày 03 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành Phương án Tổng điều tra kinh tế năm 2021; Quyết định số 3516/QĐ-UBND ngày 26/8/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về việc thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 (viết gọn là Tổng điều tra) tỉnh Bình Định; Quyết định số 356/QĐ-UBND ngày 27/01/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 tỉnh Bình Định,
Sáng ngày 22/02/2021 tại Hội trường Cục Thống kê, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị triển khai và tập huấn nghiệp vụ Tổng điều tra cho thành viên Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực Ban Chỉ đạo Tổng điều tra, giám sát viên cấp tỉnh; Ban Chỉ đạo và Tổ Thường trực TĐT cấp huyện.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Nguyễn Thị Mỹ, Cục trưởng Cục Thống kê, Phó Trưởng Ban Thường trực - Ban Chỉ đạo Tổng điều tra tỉnh nhấn mạnh, Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 là cuộc tổng điều tra rất quan trọng nhằm đánh giá sự phát triển về số lượng, quy mô và lao động của các cơ sở kinh tế; kết quả sản xuất kinh doanh; mức độ ứng dụng công nghệ thông tin... nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Đảng, nhà nước, các Bộ ngành và địa phương.
Theo đó, Tổng điều tra phải bảo đảm các yêu cầu sau: (1) Công tác tổ chức, thu thập thông tin, xử lý số liệu, tổng hợp, công bố, lưu trữ dữ liệu và bảo mật thông tin cuộc Tổng điều tra phải thực hiện nghiêm túc, theo đúng quy định của Phương án điều tra. (2) Thu thập, tổng hợp và công bố các số liệu có độ tin cậy cao, đầy đủ các nội dung điều tra, đảm bảo tính kế thừa và so sánh với các kỳ Tổng điều tra trước, đáp ứng yêu cầu so sánh quốc tế. (3) Đảm bảo tính khả thi về nội dung điều tra, đáp ứng yêu cầu tổng hợp chỉ tiêu thống kê quốc gia theo Luật Thống kê năm 2015, chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã, số liệu chính thức theo đơn vị ngành kinh tế theo địa bàn. (4) Đảm bảo thông tin điều tra đầy đủ, kịp thời, không trùng lặp, bỏ sót, phù hợp với điều kiện thực tế và có tính khả thi theo hướng ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong tất cả các công đoạn của Tổng điều tra.
 Ngày 02/02/2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về việc Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 tỉnh Bình Định. Để tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Định, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Các sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan đến nội dung Tổng điều tra cho Cục Thống kê tỉnh nhằm đảm bảo thực hiện hoàn thành Tổng điều tra theo chỉ đạo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Chỉ đạo tổ chức thực hiện Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 tại địa phương theo đúng Phương án của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương và Kế hoạch triển khai thực hiện của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra tỉnh.
Triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và giới thiệu phương án Tổng điều tra, ông Trương Minh Trí, Phó Cục trưởng Cục Thống kê nêu rõ:
Đối tượng điều tra bao gồm các loại cơ sở sau:
a- Đối với cơ sở kinh tế, sự nghiệp: (1) Cơ sở SXKD của doanh nghiệp/hợp tác xã là đơn vị cơ sở chỉ thực hiện 1 loại hoạt động SXKD trong phạm vi 1 ngành kinh tế cấp 3 và chỉ đóng trên địa bàn 1 xã. Trong doanh nghiệp, cơ sở SXKD thường là địa điểm SXKD; (2) Cơ sở SXKD cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản (viết gọn là cơ sở SXKD cá thể) là đơn vị cơ sở của hộ gia đình, chỉ thực hiện 1 loại hoạt động SXKD không thuộc ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trên địa bàn của 1 xã; (3) Cơ sở SXKD thuộc cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp là các đơn vị có hoạt động SXKD trực thuộc các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; (4) Cơ sở sự nghiệp, hiệp hội là đơn vị cơ sở của đơn vị sự nghiệp, hiệp hội thực hiện một loại hoạt động trong phạm vi 1 ngành kinh tế cấp 3 trên địa bàn của 1 xã; (5) Tổ chức phi chính phủ của nước ngoài tại Việt Nam là các tổ chức phi lợi nhuận, các quỹ xã hội, quỹ tư nhân, hoặc các hình thức tổ chức xã hội, phi lợi nhuận khác, được thành lập theo luật pháp nước ngoài, các hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác tại Việt Nam; (6) Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, là đơn vị cơ sở của đơn vị tôn giáo, tín ngưỡng thực hiện hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trong phạm vi địa bàn 1 xã.
b- Đối với cơ sở hành chính: Đối tượng, đơn vị điều tra: Gồm các cơ quan Đảng, Nhà nước, các cơ sở trực thuộc cơ quan hành chính có sử dụng con dấu và tài khoản riêng. Cụ thể gồm các đơn vị điều tra sau: (1) Các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở các cấp từ Trung ương đến địa phƣơng; (2) Các tổ chức chính trị - xã hội gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn TNCS HCM, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu Chiến binh; (3) Các cơ sở trực thuộc cơ quan, đơn vị, tổ chức nói trên (không bao gồm các đơn vị sự nghiệp, cơ sở kinh tế). (4) Các đối tượng điều tra, đơn vị điều tra thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an được thực hiện theo phương án điều tra riêng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xây dựng phù hợp với Phương án điều tra này.
Nội dung điều tra bao gồm các nhóm thông tin sau:
  • Thông tin nhận dạng đơn vị điều tra: thông tin định danh của cơ sở; ngành hoạt động sản xuất, kinh doanh; các loại hình doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội, cơ sở trực thuộc của các tổ chức trên; cơ sở SXKD cá thể; cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam;
  •  Thông tin về lao động và thu nhập của người lao động: thông tin về người đứng đầu; lao động của cơ sở; thu nhập của người lao động;
  •  Thông tin về kết quả, chi phí SXKD: tài sản, nguồn vốn; kết quả hoạt động, chi phí SXKD; thuế và các khoản nộp ngân sách; vốn đầu tư; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R&D), đổi mới sáng tạo; các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phân tổ theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam; tiêu dùng năng lượng;
  • Thông tin về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin: sử dụng phần mềm quản lý, tự động hóa cho SXKD; sử dụng hình thức thương mại điện tử qua hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ trực tuyến; năng lực tiếp cận cách mạng Công nghiệp lần thứ 4;
  • Thông tin về tình hình tiếp cận tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế và thông tin chuyên đề về đơn vị điều tra.
Tổng điều tra được tiến hành theo hai giai đoạn
 Giai đoạn 1: Thực hiện thu thập thông tin về các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc khối doanh nghiệp; các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài; cơ quan hành chính, Đảng, đoàn thể, hiệp hội, đơn vị sự nghiệp; tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam; cơ sở trực thuộc của các tổ chức trên. Thời gian thu thập thông tin từ ngày 01 tháng 3 đến ngày 30 tháng 5 năm 2021.
Giai đoạn 2: Thực hiện thu thập thông tin về cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản. Thời gian thu thập thông tin từ ngày 01 tháng 7 đến ngày 30 tháng 7 năm 2021.
Số liệu sơ bộ công bố vào tháng 12 năm 2021. Kết quả chính thức công bố vào tháng 02 năm 2022.
Hội nghị tập huấn tập trung giới thiệu nội dung và phương pháp thu thập thông tin, hướng dẫn cách ghi các loại phiếu dùng trong Tổng điều tra; giới thiệu phần mềm thu thập thông tin; giới thiệu một số các qui trình áp dụng trong tổng điều tra; Hướng dẫn công tác giám sát, kiểm tra;
Đây là Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho giám sát viên cấp tỉnh và các báo cáo viên cấp huyện; là cơ sở để triển khai các lớp tập huấn cho Ban Chỉ đạo cấp xã, giám sát viên, tổ trưởng và điều tra viên, lực lượng trực tiếp thực hiện công tác điều tra tại các địa bàn trong phạm vi toàn tỉnh.
 

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Số 757/QĐ-CTK

Quyết định ban hành lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 123 | lượt tải:39

Số 62/2024/NĐ-CP

Nghị định Số 62/2024/NĐ-CP

lượt xem: 172 | lượt tải:47

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 532 | lượt tải:110

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 529 | lượt tải:380

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 577 | lượt tải:147
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay4,454
  • Tháng hiện tại186,822
  • Tổng lượt truy cập50,325,142
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây