Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện Vĩnh Thạnh

Thứ tư - 03/08/2022 17:26
Phát triển du lịch sinh thái mang lại những nguồn lợi kinh tế, tạo cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân ở các xã vùng sâu, vùng xa - nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và cảnh quan hấp dẫn tại huyện Vĩnh Thạnh.
Vĩnh Thạnh là huyện miền núi của tỉnh Bình Định, diện tích tự nhiên hơn 700 km2, địa hình đa dạng và phức tạp, chủ yếu là đồi núi, độ cao trung bình từ 500 – 600 mét, có nhiều sông, suối. Huyện Vĩnh Thạnh có 09 đơn vị hành chính gồm 8 xã và 1 thị trấn với 59 thôn (làng), trong đó có 4 xã đặc biệt khó khăn; dân số hơn 30 nghìn người. Trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh giải phóng đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân dân các dân tộc trong huyện luôn đoàn kết, gắn bó chống giặc ngoại xâm, cùng chia sẻ niềm vui, giao lưu văn hoá, giúp nhau phát triển kinh tế.
          Những năm gần đây, du lịch Vĩnh Thạnh là một trong những điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội. Với điều kiện thiên nhiên, lịch sử hiện có và những công trình xây dựng trong thời kỳ đổi mới, đã mở ra nhiều tiềm năng du lịch cho Vĩnh Thạnh. Có thể kể ra một số địa chỉ: Khu di tích Vườn cam Nguyễn Huệ ở làng K2, xã Vĩnh Sơn được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1995; Gộp Nước Ló ở làng M2 xã Vĩnh Thịnh xếp hạng cấp quốc gia năm 2002; thành Tà Cơn, công trình thủy điện Vĩnh Sơn, công trình thủy lợi Định Bình… Ngoài ra, trong tương lai, du lịch sinh thái gắn với sông hồ, thác nước và tắm khoáng nóng sẽ làm đa dạng du lịch Vĩnh Thạnh. Bên cạnh đó là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn mang đậm giá trị vật chất cũng như tinh thần, được làm nên bởi bàn tay, khối óc và tình đoàn kết các dân tộc Vĩnh Thạnh, cùng sáng tạo và giữ gìn trong dòng chảy vô tận của thời gian.
          Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, UBND huyện Vĩnh Thạnh đã tổ chức khảo sát, điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch trên địa bàn huyện, tiến hành rà soát, phân loại, xếp hạng các điểm đến du lịch để xây dựng quy hoạch tổng thể, chi tiết về phát triển du lịch sinh thái kết hợp với bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn, gắn kết với các tour du lịch của tỉnh và các huyện trong tỉnh. Trong 02 năm 2021-2022, UBND huyện đã đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng xã Vĩnh Sơn, Khu du lịch sinh thái hồ Định Bình; tôn tạo, tu bổ di tích lịch sử thành đá Tà Kơn, vườn cam Nguyễn Huệ, đầu tư đường dẫn vào động Hang Dơi, mở rộng đường vào suối Tà Má, Tượng đài chiến thắng Vĩnh Thạnh…dần dần hình thành các khu bán hàng lưu niệm, mua sắm, giải trí và các dịch vụ ẩm thực phục vụ du khách, khai thác văn hóa ẩm thực với những đặc sản độc đáo, khác biệt của địa phương như: rượu Vĩnh Cửu, bánh tráng, cá niên, rau dớn, gà thả vườn, đặc biệt là trứng gà luộc bằng suối nước nóng
Kết hợp với những di tích lịch sử - cách mạng; di tích lịch sử - văn hóa; các làng nghề thủ công truyền thống; các giá trị văn hóa vật thể (trang phục, nông cụ, nhạc cụ...); các giá trị văn hóa phi vật thể mang đậm bản sắc của dân tộc Bana Vĩnh Thạnh như lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới, các trò chơi, những bài hơ mon, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ, kiến trúc nhà sàn, dệt thổ cẩm, những làn điệu hát ru, những nhạc cụ dân tộc độc đáo như cồng chiêng, tơ rưng… là những thuận lợi cơ bản để Vĩnh Thạnh phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái gắn với việc bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa, là điểm hẹn du lịch lý tưởng đối với mọi du khách.
          Trong chiến lược phát triển của huyện, phát triển du lịch phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của cả tỉnh. Trên cơ sở tiềm năng và lợi thế về du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn huyện, gắn phát triển du lịch với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đưa du lịch từng bước trở thành một trong những ngành mũi nhọn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến năm 2025 lượng khách du lịch từ 3.000-5.000 người, góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 200 lao động, tăng thu nhập cho nhân dân.
           Sự phát triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế, tạo cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân ở các xã vùng sâu, vùng xa - nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và cảnh quan hấp dẫn. Đây chính là loại hình du lịch phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của Vĩnh Thạnh, với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, hoành tráng; các sản phẩm văn hóa - du lịch mới lạ, dân dã và nguyên khai... được xem là một điểm sáng và là thế mạnh của huyện Vĩnh Thạnh./.
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Đức Tuấn -CCT CCTK KV TS-VT

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Số 757/QĐ-CTK

Quyết định ban hành lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 75 | lượt tải:26

Số 62/2024/NĐ-CP

Nghị định Số 62/2024/NĐ-CP

lượt xem: 113 | lượt tải:33

Số:1100/QĐ-CTK

Quyết định về việc ban hành Lịch phổ biến thông tin thống kê năm 2024

lượt xem: 474 | lượt tải:100

Số:189 /KH-UBND

KH-Triển khai thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 483 | lượt tải:335

Số: 4072/QĐ-UBND

Quyết định thực hiện Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

lượt xem: 519 | lượt tải:140
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay3,020
  • Tháng hiện tại92,347
  • Tổng lượt truy cập49,691,108
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây