Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tỉnh Bình Định tháng 3/2022 tăng 0,05% so tháng trước; tăng 2,59% so với cùng kỳ năm trước; tăng 0,77% so với tháng 12 năm trước; bình quân 3 tháng đầu năm 2022 tăng 2,32% so với cùng kỳ.
ẢnhCPIthang032022
Trong 11 nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng chính, 7 nhóm chỉ số giá tăng so với tháng trước: Tăng cao nhất là nhóm giao thông tăng 4,34%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,88%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,64%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,57%; nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,65%; có 2 nhóm may mặc, mũ nón và giày dép và bưu chính viễn thông đều có chỉ số tăng 0,39%. Ngược lại, nhóm hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống giảm 1,58%; nhóm hàng hoá và dịch vụ khác giảm 0,03%. Riêng 2 nhóm giáo dục và thuốc, dịch vụ y tế có chỉ số giá ổn định so với tháng trước.
Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng và hàng hoá tháng 03/2022 so với tháng 02/2022: Nhóm Giao thông tăng 4,34% so với tháng trước, do chỉ số giá nhóm nhiên liệu tăng 12,13%; trong đó, xăng dầu tăng 13,4%; diezel tăng  18,27%; dịch vụ giao thông công cộng tăng 0,31%. Nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,88% chủ yếu ở nhóm hàng hóa, cây cảnh, vật cảnh tăng 1,74%. Nhóm thiết bị đồ dùng gia đình tăng 0,64%, giá một số mặt hàng thiết bị dùng trong gia đình tăng 0,74%; trong đó: mặt hàng máy điều hoà nhiệt độ; máy giặt; tủ lạnh; máy in, máy chiếu, máy quét, máy vi tính và phụ kiện; đồ dùng trong nhà; gường, tủ, bàn ghế; hàng thuỷ tinh, sành, sứ; xà phòng và chất tẩy rửa lần lượt tăng 0,39%; 0,68%; 3,57%; 1,93%; 0,64%; 0,5%; 4,39%; 0,41%; 0,52%. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,57%  các hoạt động dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí, du lịch hoạt động trở lại, nhu cầu tăng kéo theo giá đồ uống không cồn tăng 0,04%; rượu bia tăng 0,9%; thuốc hút  tăng 0,53%, làm cho chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,57%. Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 0,65%, chủ yếu giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở tăng cao như giá sắt tăng 4.000 -5.000 đồng/ kg; nước sinh hoạt tăng 0,11%; gas tăng 10,36%; dầu hỏa tăng 18,29% do điều chỉnh giá ngày 01/03/2022 và 21/03/2022 của Liên Bộ Tài Chính và Công Thương. Ngược lại, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,66%, trong đó; nhóm lương thực giảm 0,65% so với tháng trước, chủ yếu mặt hàng gạo giảm 0,28%; lương thực chế biến giảm 0,31%. Thực phẩm giảm 2,33% so với tháng trước do giá các mặt hàng thực phẩm thiết yếu giảm và trở lại giá ổn định sau Tết. Thịt gia súc tươi sống giảm 4,26%, do nhu cầu tiêu dùng sau Tết Nguyên đán giảm như: thịt lợn giảm 5,96%, thịt bò giảm 2,29%; thịt gia cầm tươi sống giảm 4,29% do nhu cầu giảm sau Tết; tương tự, các mặt hàng thịt chế biến như thịt quay, giò chả giảm 3,14%. Nguồn cung thủy dồi dào, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm, dẫn đến chỉ số giá nhóm thủy sản tươi sống giảm 4,34%; trong đó, cá các loại giảm 4,41%, tôm giảm 4,03%, thủy hải sản tươi sống khác giảm 4,49%; giá thịt gia súc tươi sống, các mặt hàng rau tươi, khô và chế biến giảm 2,79%; giảm mạnh ở các loại như: đỗ quả tươi giảm 6,73%, bắp cải giảm 3,33%, cà chua giảm 15,28%, rau gia vị tươi khô các loại giảm 2,24%; các mặt hàng quả tươi và chế biến cũng biến động giảm 0,07%. Ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19 các cửa khẩu bị hạn chế lưu thông khiến cho hàng hoá xuất khẩu gặp khó khăn, giá một số loại nông sản giảm như: Chuối giảm 0,22%, xoài giảm 0,21%, quả tươi khác giảm 1,27%, giá dịch vụ ăn uống đã trở về mặt bằng của kỳ giá trước Tết Nguyên đán; dẫn đến các mặt hàng dịch vụ ăn uống ngoài gia đình giảm như: ăn ngoài gia đình giảm 0,48%; uống ngoài gia đình giảm 0,1%, làm cho chỉ số giá nhóm ăn uống gia đình giảm 0,39%.
Giá vàng tại thị trường trong tỉnh bình quân 5.578 ngàn đồng/chỉ, tăng 2,52% so tháng trước. Giá đô la Mỹ tại địa phương bình quân là 22.893 VND/USD, tăng 0,16% so tháng trước.
Diễn biến Chỉ số tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ quý 1/2022 tăng 0,69% so với quý trước. Do ảnh hưởng của Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đã tác động đến chỉ số giá CPI quý 1/2022 tăng như: nhóm Giao thông tăng 4,93%; kế tiếp là nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 1,67%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 1,61%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,16%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,03%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,83%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,44%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,4%; nhóm bưu chính viễn thông tăng 0,12%. Ngược lại, nhóm giáo dục giảm 5,53%. Nhóm thuốc và dịch vụ y tế có chỉ số giá ổn định.
Chỉ số giá vàng tăng 3,91%, giá đô la Mỹ giảm 0,02% so với cùng kỳ.
Diễn biến chỉ số giá giá tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ Quý I năm 2022 tăng 2,32% so với cùng kỳ. Trong 11 nhóm hàng chính, có 9 nhóm có chỉ số tăng lần lượt như sau: Nhóm Giao thông tăng 15,68%; nhóm Đồ uống và thuốc lá tăng 3,42%; nhóm May mặc, mũ nón và giày dép tăng 3,25%; nhóm Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD tăng 2,96%; nhóm Hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 2,54%; nhóm Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,88%, nhóm Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,38%; nhóm Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,07%. Ngược lại, nhóm Giáo dục giảm 8,05%; nhóm Bưu chính viễn thông giảm 1,01%; nhóm Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,31%;
Chỉ số giá vàng tăng 3,58%; ngược lại, đô la Mỹ giảm 1,19% so với cùng kỳ./.
 

Tác giả bài viết: Lê Thị Phượng Liên