Với chủ trương quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; tiếp tục xây dựng hệ thống giao thông gắn liền cảng hàng không, cảng biển với các khu kinh tế. Tập trung thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế trọng điểm mà tỉnh có lợi thế như chế biến nông, lâm, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, sản xuất vật liệu xây dựng và các mặt hàng đang có thị trường ổn định như thuốc tân dược, giày dép, may mặc, cơ khí …kết hợp với trình độ công nghệ cao, công nghệ sạch tiêu tốn ít nguyên liệu, năng lượng thân thiện với môi trường; đảm bảo phát triển nhanh và bền vững toàn diện cả về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Sản xuất công nghiệp đã đóng góp tích tực trong phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, chiếm khoảng 22,8% GRDP. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tốc độ phát triển ngành công nghiệp có xu hướng chậm lại. Đặc điểm của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn là số lượng ít, quy mô nhỏ, năng lực cạnh tranh thấp và hạn chế về thương hiệu. Một số doanh nghiệp lớn sử dụng nhiều lao động hoạt động trong ngành may mặc, giày dép,… chủ yếu là gia công cho bên ngoài nên giá trị tăng thêm mang lại thấp. Theo số liệu Tổng điều tra kinh tế năm 2017, toàn tỉnh có 851 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, trong đó chỉ có 81 DN lớn, 145 DN vừa và 625 DN nhỏ và siêu nhỏ. Hàng năm, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong ngành công nghiệp rất ít, phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, sử dụng ít lao động.

CHỈ SỐ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (IIP) VỚI NĂM TRƯỚC

IIP (%)

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

106,92

108,51

107,32

108,8

108,71

CƠ SỞ, LAO ĐỘNG SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP BÌNH ĐỊNH

Năm

Tổng số

Chia ra

Doanh nghiệp

Cá thể

SL (Cơ sở)

LĐ (người)

SL (DN)

LĐ (người)

SL (Cơ sở)

LĐ (người)

2015

    22.237

   109.308

         812

    62.450

    21.425

    46.858

2016

    22.336

   107.363

         851

    59.893

    21.485

    47.470

2017

    22.637

   111.346

         960

    62.981

    21.677

    48.365

2018

    22.459

   107.515

      1.258

    63.972

    21.201

    43.543

Toàn tỉnh có 28 ngành công nghiệp cấp 2 (VSIC2007) đang hoạt động, trong đó 7/28 ngành chiếm 86,4% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh. Đây là 7 ngành chủ lực mà tỉnh có lợi thế và đạt giá trị cao.

CƠ CẤU

7 NGÀNH CHIẾM TỶ TRỌNG CAO TRONG GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (%)

STT

       Tổng số

86,5

1

C10. Sản Xuất Chế Biến Thực Phẩm

37,9

2

C31. Sản Xuất Giường, Tủ, Bàn, Ghế

16,7

3

C16. Chế Biến Gỗ Và Sản Xuất Sản Phẩm Từ Gỗ, Tre, Nứa

10,7

4

C25. Sản Xuất Sản Phẩm Từ Kim Loại Đúc Sẵn (Trừ Máy Móc Thiết Bị)

7,2

5

C23. Sản Xuất Sản Phẩm Từ Khoáng Phi Kim Loại Khác

6,1

6

C14. Sản Xuất Trang Phục

4,7

7

C21. Sản Xuất Thuốc, Hoá Dược Và Dược Liệu

3,2

Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp vẫn là thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, sức cạnh tranh của hàng hóa, nguồn nguyên liệu đầu vào, tiếp cận các nguồn vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao, rào cản thương mại,..

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong nhiều năm qua, cơ chế, chính sách và các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể, ưu đãi về đất đai, chính sách thuế, tạo điều kiện tiếp cận các nguồn vốn…Công tác xúc tiến và thu hút đầu tư, hợp tác với đối tác trong và ngoài nước đã được các cấp, các ngành giành nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, đến nay Bình Định vẫn chưa thu hút được các doanh nghiệp lớn làm “đầu tàu” cho phát triển kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

Tác giả bài viết: Đỗ Minh Dưỡng